Những ai không nên ăn tỏi thường xuyên?
Tỏi mang lại nhiều tác dụng đối với sức khoẻ nhưng có một số người nên tránh ăn tỏi, vậy những ai không nên ăn tỏi?
Tỏi rất tốt cho khả năng miễn dịch, đó là lý do tại sao nó được khuyên dùng trong mùa đông. Từ ăn tỏi sống, rượu tỏi, tỏi ngâm giấm cho đến thêm tỏi vào món ăn.
BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược - cơ sở 3 cho biết, ở nước ta tỏi từ lâu trở thành gia vị không thể thiếu trong góc bếp gia đình. Không chỉ thơm ngon, tỏi cũng được cho là trị nhiều bệnh và tác dụng tốt trong việc mang đến vận may và xua đuổi khí độc.
Tỏi được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, ho gà, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, đau thần kinh tọa, tẩy giun kim. Nhiều nghiên cứu nước ngoài cho thấy, tỏi tác dụng ngăn ngừa ung thư, virus cúm.
Trong tỏi có một ít iốt và tinh dầu (100kg tỏi chứa khoảng 60 - 200g tinh dầu). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh alixin, hợp chất sunfua tác dụng diệt khuẩn mạnh.
Thêm tỏi vào thức ăn vừa có thể tăng thêm hương vị vừa giúp món ăn của bạn có thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm hiệu quả hơn.
Mặc dù tỏi tốt cho hầu hết mọi người, nhưng có một số người nên tránh ăn tỏi. Bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện K chỉ ra một số nhóm người nếu ăn quá nhiều tỏi hoặc sử dụng không đúng cách sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc.
Tỏi tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được
Người bị đau dạ dày, bị đầy hơi
Theo bác sĩ Hải Nam, trong tỏi chứa nhiều fructose, có thể gây đầy hơi và đau dạ dày ở những người có tình trạng không dung nạp fructose. Lý do, fructose khi ấy không được tiêu hoá ở ruột non, xuống thẳng đại tràng, lên men ở đó gây đầy hơi và các vấn đề tiêu hoá khác. Những người đã có sẵn bệnh nền của đường tiêu hoá thì nên thận trọng khi sử dụng tỏi.
Những người bị trào ngược dạ dày, thực quản
Tỏi có thể làm giảm trương lực của cơ thắt dưới thực quản, cơ này giúp cho việc tránh để thức ăn ở trong dạ dày khi co bóp, bị đẩy ngược lên thực quản. Khi cơ này yếu, đầu trên dạ dày đóng không kín, dẫn tới tình trạng trào ngược thức ăn và acid lên trên thực quản, gây cảm giác bỏng rát, ợ nóng, buồn nôn.
Các nghiên cứu cho thấy, chỉ nên sử dụng 1-2 tép tỏi mỗi ngày, tương đương 3-6g, là tốt nhất cho sức khoẻ của chúng ta.
Người chuẩn bị phẫu thuật, dùng thuốc chống đông
Lý do, tỏi làm loãng máu, ngăn hình thành huyết khối, ức chế ngưng tập tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy, mất máu. Người ăn nhiều hơn 12g tỏi mỗi ngày (hơn 4 tép) sẽ có nguy cơ bị chảy máu nhiều hơn khi phẫu thuật.
Người bị hôi miệng
Tỏi chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh, có thể gây hội miệng, đặc biệt là khi ăn với lượng lớn, nhất là ăn sống. Tỏi được nấu chín thì hàm lượng lưu huỳnh giảm đi, ít gây tình trạng này hơn.
Trên đây là lưu ý với một số nhóm người khi tiêu thụ tỏi. Ngoại trừ 4 nhóm người trên, với hầu hết mọi người còn lại thì tỏi rất tốt. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều tỏi vì có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.
Bạn đang xem: Những ai không nên ăn tỏi thường xuyên?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Loại quả ngon bổ rẻ, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Chạy bộ 5km và đi bộ nhanh 5km, cách nào tốt cho sức khỏe hơn?
- Dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị ung thư dạ dày cần khám sớm
- Hâm nóng lại những thực phẩm này, nhiều người đang tự mang bệnh vào mình
- 11 'cặp đôi' thực phẩm giúp giảm cân tốt hơn
- Tác dụng của lá ổi với sức khoẻ