Nhìn nhau khi đau mắt đỏ có lây không?
Không. Dù nhiều người lo ngại, đau mắt đỏ không lây thông qua nhìn nhau.
Đau mắt đỏ là bệnh lý về mắt có thể bắt gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác và hay bùng phát thành dịch vào khoảng thời gian giao mùa.
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Theo các bác sĩ khoa Liên chuyên khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ:
Đau mắt đỏ do virus: Hay gặp là
Adenovirus, Herpes. Đau mắt đỏ do virus rất dễ lây lan, đặc biệt
trong môi trường trường học, bệnh viện có thể bùng thành dịch với
số người mắc cao. Bệnh thường có thể tự khỏi mà không cần biện pháp
điều trị đặc biệt nào.
Do vi khuẩn: Thường là các loại vi khuẩn Staphylococcus,
Haemophilus Influenzae… Đau mắt đỏ do vi khuẩn ít gặp nhưng nguy
hiểm hơn, có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng, làm giảm thị lực,
thậm chí là mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
Đau mắt đỏ do dị ứng: Khác với tác nhân gây bệnh là virus hay vi
khuẩn, đau mắt đỏ do dị ứng không lây lan song thường bị chẩn đoán
nhầm. Tác nhân gây kích ứng mắt ở mỗi người có thể khác nhau,
thường gặp như thuốc, phấn hóa, bụi bẩn, lông vật nuôi… Người bệnh
thường bị đau mắt đỏ dị ứng đi kèm với các triệu chứng dị ứng khác
ở da, hô hấp xảy ra theo mùa hoặc địa điểm nhất định.
Người dân có thể nhiễm bệnh thông qua các con đường như:
- Tiếp xúc dịch tiết của người bệnh
khi họ hắt hơi, nói chuyện.
- Tiếp xúc các vật dụng cá nhân của người bệnh: Khăn mặt, gối, điện
thoại hay các vật dụng chung như tay nắm cửa, chìa khóa, nút bấm
cầu thang, đồ chơi...
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo.
- Thói quen hay dụi mắt, đưa tay lên miệng, mũi cũng làm tăng nguy
cơ mắc bệnh
- Sử dụng kính áp tròng nhưng khi vệ sinh không đúng cách.
Trong đó, môi trường công sở, trường học, khu vực công cộng là những nơi dễ khiến bệnh lây nhanh và nhiều. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là bệnh không lây khi nhìn nhau.
Triệu chứng điển hình của đau mắt đỏ
Theo các bác sĩ, khi đau mắt đỏ, bạn sẽ gặp các triệu chứng như ngứa mắt, cảm giác có sạn ở trong mắt; mắt đỏ và sưng tấy, đau nhức mắt; nhiều dử mắt, chảy nước mắt. Ngoài ra, khi thức dậy, mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai. Bệnh nhân cũng có thể kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, nổi hạch sau tai.
Đau mắt đỏ thường không quá nghiêm trọng, nếu vệ sinh, chăm sóc và điều trị tốt, bệnh thường diễn biến trong khoảng 5-10 ngày.
Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị, đặc biệt trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể kéo dài, thường xuyên tái phát và gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm giác mạc, loét giác mạc, thậm chí mù lòa.
Đau mắt đỏ thường không quá nghiêm trọng, nếu vệ sinh, chăm sóc
và điều trị tốt, bệnh thường diễn biến trong khoảng 5-10 ngày. Ảnh:
Gajidolar.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, đau mắt đỏ có thể cần thiết phải điều trị hoặc không.
Đau mắt đỏ do virus, bệnh sẽ diễn
biến trong vài ngày và tự khỏi. Để giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh
có thể rửa sạch, vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý, chườm lạnh để
giảm sưng mắt.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn, có dịch mủ và các dấu hiệu nhiễm trùng,
người bệnh sẽ cần điều trị với liệu trình thuốc kháng sinh, kháng
viêm. Bạn cần uống đủ liệu trình điều trị kể cả triệu chứng đau mắt
đỏ đã được cải thiện và tái khám để kiểm tra có gặp tổn thương
nghiêm trọng hay không.
Đau mắt đỏ do dị ứng, người bệnh cần tránh xa tác nhân gây dị ứng,
phản ứng dị ứng sẽ giảm dần và tình trạng đau mắt đỏ sẽ được cải
thiện. Nếu triệu chứng dị ứng đau mắt đỏ nặng, gây khó chịu, bác sĩ
có thể kê toa thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt để cải thiện triệu
chứng.
Bên cạnh việc vệ sinh, điều trị đau mắt đỏ, trong thời gian mắc
bệnh, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù
hợp. Chế độ dinh dưỡng sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu
vitamin A,B,C,K như thịt gà, cá hồi, trứng, bí ngô, cà chua, cà
rốt, đu đủ, dâu tây, các loại đậu... Bạn không nên sử dụng các chất
kích thích (rượu, bia hay nước uống có gas) và thực phẩm mang tính
nóng (ớt, tỏi).
Bạn cũng nên tránh làm việc quá sức, đặc biệt là những công việc căng thẳng. Thời gian này, bạn cần tránh sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, máy vi tính trong thời gian dài gây yếu, mỏi mắt và khiến bệnh nặng hơn.
Bạn đang xem: Nhìn nhau khi đau mắt đỏ có lây không?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Con bị đau mắt đỏ, cha mẹ tuyệt đối không nhỏ sữa mẹ vào mắt để chữa bệnh cho bé
- Bị đau mắt, người đàn ông tự mua thuốc uống rồi tử vong
- Nghỉ việc, cách ly cả nhà như thời COVID-19 vì đau mắt đỏ
- Bác sĩ: Cần phân biệt đau mắt đỏ do virus hay vi khuẩn, có các triệu chứng sau phải đi khám ngay
- Trẻ mầm non đi học giữa mùa dịch đau mắt đỏ: Bác sĩ khuyên những việc cần làm để phòng bệnh
- Kết quả bất ngờ về tác nhân gây dịch đau mắt đỏ tại TP.HCM