Người phụ nữ chủ quan với nốt ruồi ở lòng bàn chân rồi phải phẫu thuật đoạn chi vì ung thư, bác sĩ dạy 5 cách để phân biệt

Bà Cao (Hồ Bắc, Trung Quốc) cho biết rất hối hận vì sự bất cẩn của mình. Hóa ra nốt ruồi trông có vẻ vô hại lại là khối u ác tính khiến bà mãi mãi không thể đi lại bình thường.

Theo lời bà Cao kể lại, bà cũng chẳng nhớ chính xác nốt ruồi xuất hiện ở lòng bàn chân từ khi nào. Tuy có hình thù, kích thước và màu sắc hơi khác thường nhưng vì không đau cũng chẳng ngứa nên bà không quan tâm quá nhiều.

Cho đến 1 năm trước, bà tình cờ nghe được câu chuyện có người quen phát hiện ung thư nhờ nốt ruồi ở chân từ một người họ hàng. Sau khi xem nốt ruồi của bà Cao, người này lập tức khuyên bà đi thăm khám. Dù "bán tín bán nghi" nhưng mấy ngày sau bà cũng chịu tới bệnh viện địa phương.

Người phụ nữ chủ quan với nốt ruồi ở lòng bàn chân rồi phải phẫu thuật đoạn chi vì ung thư, bác sĩ dạy 5 cách để phân biệt-1

Bác sĩ cho biết đó là khối u ác tính, đã bắt đầu tấn công mạch máu, hạch bạch huyết. Muốn điều trị dứt điểm chỉ có cách cắt cụt chi dưới bên phải. Bà Cao vừa bàng hoàng vừa hối hận, không kìm được mà gục xuống ôm mặt khóc nức nở.

Nhiều tháng sau đó, bà tới nhiều bệnh viện, tìm gặp nhiều chuyên gia về chấn thương chỉnh hình và ung bướu ở nhiều nơi. Tuy nhiên, câu trả lời vẫn không thay đổi. Không chấp nhận mất đi đôi chân lành lặn khi mới qua tuổi 40, bà vẫn quyết tâm đi "vái tứ phương", Đông hay Tây y đều thử cả.

Người phụ nữ chủ quan với nốt ruồi ở lòng bàn chân rồi phải phẫu thuật đoạn chi vì ung thư, bác sĩ dạy 5 cách để phân biệt-2
Ảnh minh họa

Cuối cùng, may mắn đã mỉm cười với bà Cao và gia đình sau gần 1 năm tìm kiếm. Một vị bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng đã giúp bà loại bỏ khối u thành công mà chỉ cần cắt bỏ một số mô cơ và một phần xương mắt cá chân.

Mặc dù không thể đi lại hoàn toàn bình thường, cần tránh các hoạt động mạnh trong 1 thời gian dài nhưng với bà đó đã là kỳ tích. Từ đó bà Cao cũng thay đổi lối sống khoa học hơn và đặc biệt chú tâm đến vấn đề sức khỏe của cả nhà.

5 dấu hiệu cho thấy nốt ruồi là u hắc tố nguy hiểm

Phó trưởng Khoa Da liễu và Hoa liễu Sun Liyuan tại Bệnh viện Anzhen Bắc Kinh (thuộc Đại học Y Capital, Bắc Kinh, Trung Quốc) cho biết, các u hắc tố hay còn gọi là nốt ruồi ung thư rất phổ biến nhưng lại thường bị xem nhẹ.

Người phụ nữ chủ quan với nốt ruồi ở lòng bàn chân rồi phải phẫu thuật đoạn chi vì ung thư, bác sĩ dạy 5 cách để phân biệt-3

Ông giải thích rằng, ở dưới cùng của lớp biểu bì có 1 nhóm các tế bào hắc tố, không chỉ tạo màu sắc cho da mà còn là "bộ lọc ánh sáng" của da. Chúng hấp thụ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và bảo vệ các tế bào da khác. Khi chúng tăng lên về số lượng và kết tụ lại với nhau sẽ hình thành những nốt ruồi mà chúng ta thường thấy.

Với nốt ruồi thông thường, tùy thuộc vào số lượng sắc tố trong tế bào nốt ruồi mà chúng có thể có màu nâu, đen hoặc xanh đen. Cũng có nốt ruồi hơi nhô ra khỏi bề mặt da, hoặc có nhiều lông vì chúng mọc trên nang lông.

Còn với u hắc tố, đến nay cơ chế hình thành của chúng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nếu xét trên lâm sàng, ngoài yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sinh ung thư thì thường gặp nhất là chấn thương do các kích thích bên ngoài như tia tử ngoại, ma sát, nhổ, cắt nốt ruồi…

Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, các tế bào hắc tố bị rụng và chết, phát triển mất kiểm soát và tăng sinh quá mức. Một khi chúng xâm nhập vào lớp hạ bì, chúng có thể xâm lấn mạch máu, mạch bạch huyết và lan đến các bộ phận khác của cơ thể.

Người phụ nữ chủ quan với nốt ruồi ở lòng bàn chân rồi phải phẫu thuật đoạn chi vì ung thư, bác sĩ dạy 5 cách để phân biệt-4

Theo bác sĩ Sun, cách phân biệt nốt ruồi thường với u hắc tố là dựa trên 5 đặc điểm quy tắc "ABCDE" sau đây:

- "A" là viết tắt của Asymmetry (bất đối xứng): có nghĩa là hai nửa của nốt ruồi không đối xứng và khác biệt.

- "B" là viết tắt của Border (đường viền): dùng để chỉ các cạnh không đều, có khía của nốt ruồi.

- "C" là viết tắt của Color (màu sắc): nốt ruồi xuất hiện với các sắc thái khác nhau hoặc hoàn toàn khác màu như đen, cà phê, đỏ, trắng...

- "D" là viết tắt của Diameter (đường kính): sẽ là bất thường nếu đường kính của nốt ruồi lớn hơn 6mm.

- "E" là viết tắt của Evolution (sự phát triển): kích thước, màu sắc, độ phồng và hình dạng của nốt ruồi đột nhiên thay đổi đáng kể, hay chảy máu, ngứa hoặc loét.

Ngoài ra, còn có 1 số dấu hiệu khác như xung quanh nốt ruồi có nhiều nốt ruồi nhỏ hơn hoặc lông trên nốt ruồi bỗng nhiên bị rụng xuống. Nếu điều trị nốt ruồi bằng laser, thuốc… không khỏi hoặc tái phát tại chỗ nhiều lần cũng có thể là dấu hiệu của khối u. Tốt nhất là nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa da liễu hoặc ngoại tổng quát để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bạn đang xem: Người phụ nữ chủ quan với nốt ruồi ở lòng bàn chân rồi phải phẫu thuật đoạn chi vì ung thư, bác sĩ dạy 5 cách để phân biệt

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết