Người đàn ông nguy kịch, thở máy vì giẫm phải vật này ở nhà
Sau 4 tuần điều trị, người bệnh tỉnh, bỏ được máy thở, tự thở qua canuyn mở khí quản, hết co giật, người bệnh chuyển sang giai đoạn điều trị phục hồi.
Mới đây, Khoa Hồi sức tích
cực-Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang điều trị cho ông
L.M.T. SN 1965 ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Khi nhập viện
trong tình trạng khó thở, cứng hàm, suy hô hấp, viêm phổi. Bệnh
nhân sau đó được chẩn đoán mắc uốn ván giai đoạn toàn phát mức độ
nặng.
Khai thác tiền sử bệnh người nhà cho biết, khoảng 2 tuần trước khi
vào viện, ông T. giẫm phải đinh gỉ. Song, do chủ quan nghĩ vết
thương nhỏ nên ông T. đã không đến cơ sở y tế kiểm tra và cũng
không tiêm huyết thanh phòng uốn ván. Đến khi có các triệu chứng
trên, ông mới nhập viện.
Trong thời gian điều trị tại bệnh viện, các bác sĩ phải áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực như kiểm soát hô hấp nhân tạo (mở khí quản thở máy), dùng huyết thanh kháng độc liều cao, kiểm soát các triệu chứng và biến chứng, dùng kháng sinh dự phòng chống bội nhiễm, đồng thời chăm sóc và can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh.
Sau 4 tuần điều trị, ông T. đã tỉnh, bỏ được máy thở, tự thở qua canuyn mở khí quản, hết co giật, người bệnh chuyển sang giai đoạn điều trị phục hồi.
Người bệnh bị uốn ván do giẫm phải chiếc đinh gỉ đã ổn định sau điều trị
Chia sẻ xoay quanh đến trường hợp này, TS.BS Hà Thị Bích Vân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, uốn ván là bệnh lý cấp tính nặng, vi khuẩn uốn ván tồn tại dưới hai dạng: dạng nha bào tồn tại ngoài môi trường và dạng hoạt động tồn tại trong cơ thể thông qua vết thương.
Uốn ván hay còn gọi là phong đòn gánh là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương dưới dạng nha bào.
Các vết thương có thể nhỏ như: gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng, ngoáy tai, xỉa răng, bấm lỗ tại… hoặc các vết thương to, rộng nhiều ngóc ngách gặp trong lao động, tai nạn giao thông, gãy xương hở, bỏng sâu… thậm chí có thể gặp khi nạo thai, sau mổ đường tiêu hóa, cắt trĩ, cắt rốn với dụng cụ bị nhiễm bẩn…
Bệnh uốn ván nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể tiến triển nhanh sang tình trạng co cứng, co giật toàn thân, suy hô hấp, ngưng thở. Điều trị các ca uốn ván nặng cũng đòi hỏi quá trình chăm sóc tích cực, thở máy kéo dài, nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh uốn ván có thể gặp trên toàn cầu, ở mọi lứa tuổi, có thể quanh năm, đặc biệt ở những khu vực điều kiện vệ sinh kém.Bệnh uốn ván không có miễn dịch tự nhiên nên tất cả những người chưa được tiêm vaccine phòng uốn ván đều có thể bị bệnh.
Tiêm huyết thanh phòng uốn ván (SAT) là biện pháp đơn giản và hiệu quả, giúp ngăn ngừa bệnh uốn ván khi có vết thương ngoài da.
Rất tiếc là có nhiều trường hợp giống như ông T., thường chủ quan không đến cơ sở y tế kiểm tra và tiêm phòng dẫn tới bệnh phát triển gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, tiêm huyết thanh phòng uốn ván (SAT) là biện pháp đơn giản và hiệu quả, giúp ngăn ngừa bệnh uốn ván khi có vết thương ngoài da.
Qua đây, bác sĩ khuyến cáo: Những người có nguy cơ cao như: nông dân, người làm công việc dọn vệ sinh, công nhân xây dựng, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sinh nở, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được tiêm phòng uốn ván đủ liều.
Đặc biệt, khi bị vết thương ngoài da, đặc biệt là những vết thương bị nhiễm bẩn, dính đất cát, bụi bẩn thì cần đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách và được tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt.
Lưu ý: Tuyệt đối không tự xử lý vết thương tại nhà theo các phương pháp đắp các loại lá cây, cỏ không đảm bảo vệ sinh. Chăm sóc vết thương không đúng cách có thể là nguyên nhân tạo điều kiện xâm nhập của các vi trùng uốn ván.
Bạn đang xem: Người đàn ông nguy kịch, thở máy vì giẫm phải vật này ở nhà
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Uống nhầm thuốc chống trầm cảm, 3 trẻ em nguy kịch
- Nếu đang ăn trái cây, tuyệt đối không được kết hợp cùng với thực phẩm này
- 6 đồ uống tuyệt vời để tăng cường hệ miễn dịch, loại rẻ nhất lại đứng đầu
- Hay bỏ bữa ăn và thức khuya, nam sinh 16 tuổi ói ra máu nguy kịch
- Thừa Thiên Huế ghi nhận nhiều ca đột quỵ nguy kịch
- Nhiễm loại vi khuẩn có trong đất bẩn, cậu bé nguy kịch