Nghiên cứu mới: Độ dài trung bình ‘cậu nhỏ’ của nam giới tăng 24%
Kết quả phân tích dữ liệu từ nhiều nghiên cứu về đàn ông khắp nơi trên thế giới cho thấy chiều dài của dương vật khi cương cứng đã tăng 24% trong 30 năm qua.
Thông tin dường như là tín hiệu tích cực nhưng một số chuyên gia về khả năng sinh sản của nam giới lại bày tỏ sự lo ngại.
Tiến sĩ Michael Eisenberg, bác sĩ tiết niệu và chuyên gia sinh sản nam tại Stanford Medicine (Mỹ), là người đứng đầu nghiên cứu. Vị chuyên gia này bày tỏ: “Câu hỏi quan trọng là tại sao điều này lại xảy ra”.
Một nghiên cứu khác đã chứng minh cả số lượng tinh trùng và mức testosterone đều giảm.
Tiến sĩ Eisenberg giải thích chiều dài dương vật có thể không liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, bất cứ điều gì làm thay đổi hệ sinh sản đều là nền tảng cho sự tồn tại của con người và là "điều chúng ta nên chú ý, cố gắng hiểu tại sao".
Lý do nghiên cứu
Theo USA Today, các nghiên cứu đo chiều dài dương vật bắt đầu cách đây ít nhất 80 năm.
Nhóm của Tiến sĩ Eisenberg tổng hợp dữ liệu từ 75 nghiên cứu được thực hiện từ năm 1942 đến năm 2021, trên gần 56.000 nam giới. Họ nhận thấy chiều dài dương vật khi cương cứng trung bình tăng 24% trong 29 năm qua.
Ông thông tin: “Xu hướng này xuất hiện ở các khu vực khác nhau trên thế giới, không xảy ra ở một nhóm dân cư riêng biệt”.
Tiến sĩ James Hotaling, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu và vô sinh nam tại Đại học Y tế Utah (Mỹ), đánh giá cao nghiên cứu trên. Nhưng ông vẫn chưa tin rằng dương vật đang dài ra. Ông cho rằng phương pháp đo lường đã thay đổi trong 30 năm qua mặc dù không có bằng chứng khẳng định.
Tiến sĩ Eisenberg quan tâm đến chủ đề này vì số lượng tinh trùng nam giới và mức testosterone giảm. Ông nhận định nghiên cứu sẽ cho thấy dương vật đang co lại khi các chỉ số trên giảm xuống và nhiều đàn ông béo phì hơn. Thay vào đó, kích thước dương vật đang phát triển với tốc độ khá nhanh. "Điều đó rất đáng ngạc nhiên", ông nói.
Tiến sĩ Hotaling cho biết vẫn chưa rõ tác động lâm sàng của phát hiện này là gì nhưng kết luận trái ngược với dự đoán của ông.
Nguyên nhân của sự thay đổi kích thước
Tiến sĩ Eisenberg cho rằng sự thay đổi ở nam giới có thể do dậy thì sớm hơn trong những năm gần đây. Ông nhận định có lẽ, điều đó giúp cơ thể có thời gian dài hơn để phát triển tổng thể.
Trong khi đó, Tiến sĩ Hotaling muốn có thêm bằng chứng. Ông cho biết đôi khi dậy thì sớm làm chậm quá trình phát triển và không rõ liệu dậy thì sớm có khiến tuổi dậy thì kéo dài hơn hay không.
Vị chuyên gia giải thích có thể việc tiếp xúc với hóa chất ảnh hưởng đến chiều dài dương vật, nhưng không có bằng chứng nào cho điều đó. "Nếu kết quả ngược lại, dương vật bị thu nhỏ, mọi người sẽ phát hoảng", Tiến sĩ Hotaling nói.
Ông Hotaling đã xuất bản một bài báo vào năm 2021 cho thấy nam giới bị vô sinh thường có dương vật ngắn hơn một chút.
Vào thời điểm đó, ông nghĩ rằng hội chứng rối loạn phát triển tinh hoàn có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh và chiều dài dương vật ngắn hơn. Nhưng nghiên cứu mới dường như đi ngược lại với giả thuyết đó.
Bạn đang xem: Nghiên cứu mới: Độ dài trung bình ‘cậu nhỏ’ của nam giới tăng 24%
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Chi 18 triệu cho dịch vụ tăng kích cỡ “cậu nhỏ” ở Hà Nội, người đàn ông nhận kết quả ngỡ ngàng
- Quý ông ngớ người sau liệu trình tăng kích thước cậu nhỏ
- Phát hiện thần dược cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Hà Nội: Cậu nhỏ của nam sinh 'nở hoa' sau nhiều cuộc tình một đêm
- Người đàn ông 38 tuổi đeo vòng cho 'cậu nhỏ' và cái kết đắng ngăn ngắt tại... bệnh viện
- Hi hữu: Người đàn ông cương cứng 'cậu nhỏ' suốt 10 ngày sau quan hệ tình dục