Nên lắp đặt dàn nóng máy lạnh ở đâu? Vệ sinh thế nào
Điều hòa là thiết bị cần thiết cả về mùa đông lẫn mùa hè. Điều hòa có thể điều chỉnh nhiệt độ trong 1 không gian và có thể hút ẩm tốt. Đặc biệt ở công ty, gia đình... Hãy đọc bài viết dưới đây để biết cách lắp dàn nóng lạnh hợp lý và vệ sinh đúng cách nhé!
Điều hòa hiện nay là một thiết bị không thể thiếu của nhiều gia đình. Để thuận tiện cho việc vệ sinh thì cần lắp đặt dàn nóng máy lạnh ở đâu hợp lý? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên nhé!
1. Dàn nóng máy lạnh là gì?
Dàn nóng máy lạnh là bộ phận trao đổi nhiệt, đi kèm theo điều hòa nhiệt độ.
Dàn nóng có cấu tạo gồm: Block, quạt tản nhiệt, dàn đồng, tụ khởi động và vỏ.
Nguyên lý hoạt động
Khi bạn bật máy lạnh, trong dàn lạnh sẽ có 1 cảm biến đo nhiệt độ không khí. Cảm biến này có nhiệm vụ đo nhiệt độ không khí trong phòng và phản hồi về cho board xử lý tín hiệu. Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt, board sẽ điều khiển dàn nóng máy lạnh hoạt động.
Khi chạy, dàn nóng đưa gas lỏng đến dàn lạnh, gas lỏng bốc hơi ở dàn lạnh, thu lấy nhiệt lượng của không khí nên không khí trở nên mát mẻ theo dàn lạnh ra ngoài. Gas nóng (do hút nhiệt lượng không khí) tiếp tục quay lại dàn nóng và được làm mát, giảm nhiệt. Nhiệt này sẽ theo quạt tản nhiệt ra không khí bên ngoài.
2. Nên đặt dàn nóng máy lạnh ở đâu?
Dàn nóng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của máy lạnh, đây cũng là bộ phận tiêu tốn nhiều điện năng nhất nên bạn cần chú ý đến vị trí lắp đặt dàn nóng để nó phát huy hết tác dụng.
Hầu hết dàn nóng máy lạnh đều được đặt ở ngoài trời, bạn nên chọn những vị trí tránh được ánh mặt trời và gió thổi trực tiếp vào dàn nóng vì sẽ làm giảm tuổi thọ và tổn hao điện năng. Nếu được, hãy đặt dàn nóng ở những vị trí râm, mát.
Ngoài ra bạn cũng không nên đặt dàn nóng máy lạnh ở những nơi nhiều cây cối hoặc nhiều khói bụi vì lá cây, bụi sẽ bám vào dàn nóng khiến bạn tốn rất nhiều công sức để vệ sinh.
3. Vệ sinh dàn nóng máy lạnh như thế nào?
Thông thường khi phát hiện ra dàn nóng máy lạnh bị bẩn và lâu ngày không được vệ sinh bạn nên gọi thợ đến để họ kiểm tra và vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự làm ở nhà để tiết kiệm thời gian chi phí thì bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Ngắt nguồn điện kết nối với máy lạnh, hãy ngắt điện và để cho dàn nóng nguội từ 20 – 30 phút.
- Bước 2: Vệ sinh sơ lược phần vỏ của dàn nóng.
- Bước 3: Dùng tuốc nơ vít tháo nắp và các tấm bên ngoài vỏ của dàn nóng ra. Khi tháo đến nắp tấm ốp trên cục nóng và vệ sinh bạn cần nhẹ tay, tránh làm hư hại phần lõi bên trong.
- Bước 4: Làm sạch từng phần của cục nóng, nếu muốn nhanh bạn có thể xịt nước để bụi có thể theo nước chảy ra, nếu không bạn có thể dùng khăn ẩm lau từ từ.
- Bước 5: Khi lau đến phần quạt của dàn nóng, bạn nên lau bằng khăn mềm hoặc dụng cụ làm sạch chuyên dụng, nếu không có bạn có thể dùng bộ dụng cụ làm sạch máy tính. Nếu cảm thấy trục cánh quạt không được trơn bạn có thể tra thêm 1 ít dầu. Đối với cuộn dây của dàn nóng, bạn sẽ cần dùng 1 bàn chải để làm sạch khu vực này.
- Bước 6: Sau khi vệ sinh sạch, bạn nên để các bộ phận khô ráo rồi mới bắt đầu lắp các bộ phận lại vào vị trí cũ.
Lưu ý: Khi tháo lắp bạn nên cực kỳ chú ý và nhẹ tay vì nếu không may để rơi vỡ hoặc không cẩn thận làm hở các mối dây đồng thì máy rất dễ có vấn đề. Dàn nóng máy lạnh chiếm hơn 1 nửa giá trị của máy lạnh nên nếu không có chuyên môn bạn nên tìm đến các đơn vị vệ sinh máy lạnh để họ cho thợ đến vệ sinh. Thường xuyên vệ sinh bảo trì dàn nóng, dàn lạnh sẽ giúp máy lạnh chạy tốt và tiết kiệm hơn đồng thời cho chất lượng không khí tốt hơn.
Hiện nay, META có bán rất nhiều các loại điều hòa 1 chiều, điều hòa 2 chiều.
Bạn đang xem: Nên lắp đặt dàn nóng máy lạnh ở đâu? Vệ sinh thế nào
Chuyên mục: Điện lạnh
Các bài liên quan
- [Báo giá] Máy phát điện giá bao nhiêu? Nên mua loại nào tốt, giá rẻ?
- Top máy phát điện gia đình tốt, giá rẻ bán chạy nhất hiện nay
- Review máy phát điện chạy xăng Bgas BGA950B (BGA950C) 0,8KVA
- Những tác dụng không ngờ của màng lọc HEPA H13 đối với máy lọc không khí
- So sánh máy sấy thông hơi Electrolux dòng EDS và EDV có gì khác nhau?
- Review máy lọc không khí cảm biến Nagakawa NAG3502M