Mức độ nguy hiểm của viêm não mô cầu
Viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính với dấu hiệu sốt cao, đau đầu đột ngột, xuất huyết trên da, nếu chậm phát hiện có thể dẫn tới tử vong.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), bệnh do não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây ra, thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B và thường gặp ở lứa tuổi trẻ. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng. Tại Việt Nam, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương, thường gặp vào mùa đông - xuân.
Bệnh có nguy cơ để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%. Tỷ lệ tử vong có thể từ 8-15%.
Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người. Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng hay còn gọi người lành mang trùng ở mũi, hầu, họng từ 5-25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từng tiếp
nhận một số ca viêm não mô cầu nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Thạch
Thảo
Bác sĩ Trần Quang Đại, phòng tiêm chủng Vắc xin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, viêm não mô cầu không hiếm gặp và hậu quả rất nghiêm trọng. Biến chứng rất đa dạng như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm nắp thanh môn… trong đó viêm màng não hay gặp và để lại hậu quả nghiêm trọng nhất.
Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột:
- Không điển hình: Sốt, buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, đau họng.
- Đặc trưng: Phát ban xuất huyết, cứng cổ, sợ ánh sáng.
- Muộn: Hôn mê, mê sảng, co giật mất ý thức; có thể tử vong.
- Viêm não mô cầu có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phác đồ.
Để ngăn ngừa lây lan ở những nơi đang có dịch, người dân nên hạn chế tập trung đông người, hội họp. Cơ quan chức năng nên đặt các trạm kiểm soát dịch. Người tiếp xúc với bệnh nhân cần được theo dõi nghiêm ngặt thân nhiệt và các triệu chứng khác.Sát khuẩn, tẩy uế các chất bài tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Người bệnh và người tiếp xúc trong vùng dịch nên nhỏ mũi họng dung dịch sunfamit hoặc penicillin.
Để phòng bệnh, bác sĩ Đại khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và nơi ở; đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh; dự phòng bằng thuốc, quan trọng nhất là tiêm vắc xin để phòng bệnh.
Phân biệt viêm não mô cầu với viêm màng não do các Enterovirus, viêm màng não do phế cầu:
Viêm màng não do não mô
cầu
Viêm màng não do não mô cầu là bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra
đột ngột, do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây nên,
hậu quả là làm viêm màng bao quanh não và tủy sống. Bệnh này thường
xuất hiện tái phát trong năm và có thể thành dịch vào mùa thu, mùa
đông và mùa xuân. Viêm màng não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn rất
nghiêm trọng, có thể lấy đi sinh mạng của một người đang khỏe mạnh,
đặc biệt là trẻ em trong khoảng thời gian rất ngắn sau những triệu
chứng đầu tiên xuất hiện. Hầu hết bệnh nhân bị viêm màng não do não
mô cầu đều được chữa khỏi có hồi phục, tuy nhiên có khoảng 10 - 15%
bệnh nhân bị bệnh này có các thương tật vĩnh viễn như tổn thương
não, mất thính lực, học tập kém,...và10 -15 % bệnh nhân tử vong kể
cả đã được điều trị. Bệnh viêm màng não do não mô cầu lưu hành ở
mọi nơi trên, nó thường tản phát và có thể gây dịch.
Theo Vietnamnet
Bạn đang xem: Mức độ nguy hiểm của viêm não mô cầu
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Sốt rét, nổi ban hoại tử, người phụ nữ nguy kịch vì nhiễm não mô cầu
- Ăn 2 tép tỏi sống mỗi ngày có tác dụng gì?
- Một người ở TPHCM tử vong do não mô cầu chỉ sau 6 giờ nhập viện
- Bệnh 'tử' viêm màng não do não mô cầu và lưu ý phòng tránh cho bé yêu
- Bé 4 tháng tuổi phải cắt chi do nhiễm não mô cầu, bệnh đang vào mùa phụ huynh cần chú ý