Máy lọc nước có những công nghệ lọc nước nào? Nên mua loại nào?
Máy lọc nước trên thị trường hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, thiết kế và đặc biệt là công nghệ lọc nước. Có 3 công nghệ lọc nước thường thấy đó là: UF, Nano và RO. Vậy nên mua máy lọc nước có công nghệ nào? Hãy tìm hiểu bài viết sau nhé!
Xem nhanh
1 Máy lọc nước có những công nghệ lọc nước nào?
Công nghệ lọc nước UF
Công nghệ lọc nước UF (Ultra Filtration) còn được gọi là màng siêu lọc. Công nghệ này lọc nước bằng màng lọc với các khe lọc có kích thước 0.1 - 0.5 micromet, để loại bỏ những phân tử có kích thước lớn, các loại virus, vi khuẩn ra khỏi nguồn nước, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.
Công nghệ lọc nước Nano
Công nghệ lọc nước Nano gồm màng có khe lọc mang kích thước cực nhỏ từ 0.01 đến 0.1 micromet để loại bỏ sạch tạp chất, bụi bẩn, các loại vi khuẩn, vi rút. Đồng thời giữ lại phần lớn các khoáng chất tự nhiên có trong nước, vô cùng có lợi cho cơ thể.
Công nghệ lọc nước RO
Công nghệ lọc nước RO (Reverse Osmosis) sử dụng cơ chế thẩm thấu ngược với màng lọc có kích thước khe lọc siêu nhỏ (0.0001 - 0.0005 micromet) để loại bỏ hầu hết các chất rắn, ion kim loại nặng, vi sinh vật, vi khuẩn,... mang lại nguồn nước tinh khiết có thể uống ngay mà không cần đun lại.
2 So sánh công nghệ lọc nước UF, Nano, RO
Các tiêu chí | Công nghệ lọc nước UF | Công nghệ lọc nước Nano | Công nghệ lọc nước RO |
Nguyên lí hoạt động | Nước được đưa vào lõi lọc với áp suất từ 1-5 bars, các chất có kích thước lớn hơn 0.1 micromet sẽ bị loại khỏi nguồn nước. | Sử dụng áp lực nước từ trên cao (không dùng máy bơm) các chất lớn hơn 0.01 micromet sẽ bị giữ lại. | Sử dụng màng thẩm thấu ngược theo cơ chế trượt ngang, chỉ có nước tinh khiết mới có thể vào được màng lọc. |
Kích thước khe lọc | 0.1 - 0.5 micromet. | 0.01 - 0.1 micromet. | 0.0001 - 0.0005 micromet. |
Khả năng lọc nước |
- Lọc được các tạp chất, cặn bẩn có kích thước lớn hơn 0.1-0.5 micromet. - Không thể lọc được các loại vi khuẩn, vi rút, chất hữu cơ, kim loại nặng... Có kích thước nhỏ hơn kính thước lỗ lọc. |
- Lọc được các chất bẩn, vi khuẩn, vi rút… có kích thước lớn hơn 0.01-0.1 micromet. - Không thể lọc được ion kim loại nặng, một số chất hữu cơ, vi khuẩn, vi rút,... có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ lọc |
Loại bỏ hầu hết virus, vi khuẩn, amip, asen, các ion kim loại nặng và các tạp chất có trong nước, nước lọc ra có thể uống trực tiếp. |
Khả năng nước bị tái nhiễm bẩn | Khả năng tái nhiễm cao: Những vi khuẩn, vi rút, tạp chất,... sau khi lọc vẫn còn được giữ lại trong cốc lọc sẽ sẵn sàng tái nhiễm bất cứ lúc nào. |
Khả năng tái nhiễm cao: Những chất hữu cơ, vi khuẩn, vi rút, ion kim loại được giữ lại trên màng lọc sẽ tích tụ, trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu không thường xuyên vệ sinh hoặc màng lọc bị hỏng thì chất lượng nước sau lọc sẽ không còn chất lượng |
Khả năng tái nhiễm thấp: Các loại vi khuẩn, vi rút, tạp chất,... sau khi lọc sẽ theo dòng nước thải ra ngoài nên cơ hội tái nhiễm là rất thấp. Ngoài ra, bạn nên lưu ý thay lõi lọc định kỳ theo hướng dẫn sử dụng để đảm bảo chất lượng nước luôn tốt. |
3 Ưu và nhược điểm của máy lọc nước có công nghệ lọc nước UF, Nano, RO
Công nghệ lọc nước | Ưu điểm | Nhược điểm |
Máy lọc nước UF |
- Giữ lại những ion, khoáng chất, muối khoáng có ích và loại bỏ những phần tử gây hại có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước. - Quá trình lọc diễn ra ở nhiệt độ thường và áp suất thấp nên tiết kiệm điện. - Không thải nước lãng phí. |
- Cặn bẩn, rong rêu và vi khuẩn sẽ bị giữ lại ở đáy cốc lọc, sau một thời gian sử dụng sẽ đóng cặn gây tắc nghẽn đầu lọc, ảnh hưởng chất lượng nước. - Các vi khuẩn gây hại có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng đi qua màng lọc. Có thể gây hại cho cơ thể khi bạn sử dụng trong thời gian dài. |
Máy lọc nước Nano |
- Không cần lõi bổ sung khoáng chất vì có thể giữ lại các chất khoáng tự nhiên. - Không sử dụng điện hay có nước thải trong quá trình lọc. - Nước có thể uống ngay sau khi lọc nhưng đã phải qua xử lý. |
- Không sử dụng được ở nhiều vùng miền, nhất là vùng có nguồn nước bị nhiễm cặn vôi, nhiễm lợ,... - Phải thay lõi lọc nước định kỳ nên tốn chi phí. - Màng lọc sẽ bị nghẽn nếu nguồn nước đầu vào quá bẩn. |
Máy lọc nước RO |
- Tạo ra nguồn nước tinh khiết có thể uống ngay sau khi lọc mà không cần đun sôi. - Màng lọc RO có khả năng tự sục rửa khi lọc nước nên thời gian thay lõi lâu. - Thường kèm theo các lõi bổ sung các khoáng chất có lợi cho cơ thể. - Có thể tích hợp bơm nước cho những nơi áp lực nước thấp. |
- Không giữ được khoáng chất tự nhiên có trong nước. - Không sử dụng được ở nguồn nước nhiễm phèn và có tính axit cao. - Quá trình lọc thải khoảng 40% lượng nước đầu vào gây phí nước. - Sử dụng điện, nếu mất điện thì không có nước tinh khiết để uống, thậm chí máy lọc không thể hoạt động. - Do có khả năng lọc chất bẩn cao nên tuổi thọ màn lọc ngắn. - Giá thành cao. |
4Nên chọn mua loại máy lọc nước nào?
Tùy thuộc vào khả năng lọc nước của những công nghệ lọc UF, Nano hay RO và nguồn nước nơi bạn sinh sống mà bạn có thể chọn cho mình máy lọc nước phù hợp nhất.
- Máy lọc nước UF: Máy sử dụng công nghệ lọc UF thường khá là kén nguồn nước đầu vào. Do dễ tích tụ cặn bẩn, vi khuẩn dưới đáy cốc lọc nên nguồn nước phải là nước đã qua xử lý đạt chuẩn. Thướng sẽ sử dụng tại các thành phố lớn do nước sinh hoạt có chất lượng tốt.
- Máy lọc nước nano: Thường chỉ sử dụng cho nguồn nước máy; nguồn nước giếng đã qua bể lọc hoặc các thiết bị lọc khác; nước không bị nhiễm cặn vôi, nhiễm lợ hoặc đã qua xử lý khác; và nước mưa. Máy lọc nước Nano có thể sử dụng tại các vùng ngoại ô, nông thôn có sử dụng nước giếng.
- Máy lọc nước RO: Sử dụng để lọc nước giếng khoan, giếng đào và các nguồn nước máy chưa đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, có thể lọc cả nước bị nhiễm mặn hoặc nhiễm lợ (nguồn nước ven biển). Các loại máy RO có thể sử dụng ở những vùng quê có nước sinh hoạt từ ao, hồ, giếng khoan, giếng đào.
Hi vọng sau khi tìm hiểu về máy lọc nước có những công nghệ lọc nước nào và nên mua loại nào, thì bạn có thể mua cho mình một chiếc máy lọc nước ưng ý, phù hợp với gia đình. Nếu có thắc mắc bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Bạn đang xem: Máy lọc nước có những công nghệ lọc nước nào? Nên mua loại nào?
Chuyên mục: Điện máy gia dụng
Các bài liên quan
- Máy lọc nước Dmax của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không?
- Máy lọc nước Cuckoo của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không?
- Máy lọc nước Coway của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không?
- Sơ đồ và nguyên lý mạch điện của máy lọc nước RO
- 5 máy lọc nước giảm đến 38% dành tặng người thân yêu Ngày gia đình Việt Nam
- 5 đặc điểm nổi bật của máy lọc nước nóng lạnh RO DMAX LNT003 10 lõi