Mặt kính đồng hồ có bao nhiêu loại? Nên chọn loại nào?

Khi mua đồng hồ đeo tay, ngoài việc xem xét về thương hiệu, mẫu mã,… chúng ta cũng nên quan tâm đến mặt kính đồng hồ. Cùng tìm hiểu xem mặt kính đồng hồ có bao nhiêu loại và nên chọn loại nào nhé!

Thông thường chúng ta chỉ bắt gặp được 4 loại mặt kính được sử dụng phổ biến, đó là: Acrylic Crystal (Kính Mica), Mineral Crystal (Kính khoáng), Hardlex Crystal (Kính Hardlex), Sapphire Crystal (Kính Sapphire).

Tìm hiểu từng loại mặt kính đồng hồ đeo tay

1Thủy tinh hữu cơ (Acrylic Crystal)

Thủy tinh hữu cơ hay còn có cái tên thân thuộc là Mica, là một loại kính khá phổ biến trên các dòng đồng hồ điện tử, đồng hồ trẻ em. Dù không được sang trọng nhưng loại kính này cũng mang rất nhiều ưu điểm đáng giá cho người dùng.

Tìm hiểu từng loại mặt kính đồng hồ đeo tay

Ưu điểm:

- Độ trong suốt cao (cho 98% ánh sáng truyền qua), dễ chế tác, dễ mua, giá thành rẻ.

- Dễ dàng vệ sinh, lau chùi khi bám bụi bẩn.

Nhược điểm:

- Độ cứng thấp, dễ trầy xước khi dùng

- Sau một thời gian dùng kính sẽ không giữ được độ trong suốt.

Tìm hiểu từng loại mặt kính đồng hồ đeo tay

Kính nhựa có độ trong suốt tốt, độ cứng vừa phải đủ để bạn hoạt động và vui chơi mà vẫn đảm bảo an toàn cho chiếc đồng hồ. Vì giá thành tương đối rẻ nên được sử dụng ngày càng rộng rãi. 

2 Kính khoáng (Mineral)

Đây là loại kính được sử dụng phổ biến hiện nay. Kính Mineral còn được gọi là kính khoáng hay kính cứng, được làm từ thủy tinh sau đó pha thêm các khoáng chất để tăng độ cứng và độ bền cho kính.

Tìm hiểu từng loại mặt kính đồng hồ đeo tay

Ưu điểm

- Độ cứng cao (6 - 6.5 điểm trên thang đo độ cứng), độ trong suốt cao.

- Giá thành rẻ, dễ tạo hình, có thể đánh bóng khi bị trầy xước nhẹ, dễ tìm mua và thay thế.

Tìm hiểu từng loại mặt kính đồng hồ đeo tay

Kính khoáng dù có độ đàn hồi tốt hơn nhưng dễ bị xước khi va đập và cọ xát với các vật cứng như sắt, thép, bê tông,… Vì vậy, nếu bạn chỉ tiếp xúc với môi trường ít va chạm với các vật cứng thì kính khoáng là một sự lựa chọn thích hợp.

Nhược điểm:

- Vẫn có thể trầy xước khi gặp các vật cứng.

- Là thủy tinh nên vẫn còn giòn, dễ vỡ khi rơi.

3 Kính Hardlex

Là loại kính được phát minh bởi nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất Nhật Bản – Seiko. Kính Hardlex được làm từ chất liệu thủy tinh Borosilicate (sự kết hợp giữa Silicate và Bo trioxit).

Tìm hiểu từng loại mặt kính đồng hồ đeo tay

Ưu điểm:

- Độ cứng cao hơn kính Mineral, khả năng chống va đập, chống trầy xước tốt, độ trong suốt cao.

- Khả năng chịu nhiệt tốt nhờ có hệ số giãn nở nhiệt thấp.

Nhược điểm:

- Là dòng sản phẩm độc quyền của Seiko nên khó tìm mua và khó thay thế.

Tìm hiểu từng loại mặt kính đồng hồ đeo tay

4 Kính Sapphire

- Được làm từ chất liệu Sapphire, một dạng tinh thể của nhôm oxit. Sapphire có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo, Sapphire nhân tạo được chế tạo qua quy trình Verneuil (tên của nhà hóa học người Pháp đã tạo ra quy trình sản xuất Sapphire nhân tạo này).

- Đây là loại mặt kính thường thấy ở những dòng đồng hồ cận cao cấp và hạng sang. Ở một số dòng đồng hồ sẽ sử dụng kính khoáng phủ Sapphire bên ngoài thay vì toàn bộ tấm kính là Sapphire để tiết kiệm chi phí.

Tìm hiểu từng loại mặt kính đồng hồ đeo tay

Ưu điểm:

- Độ cứng tuyệt vời (đạt 9 điểm, chỉ xếp sau kim cương), hầu như không thể phá vỡ.

- Khả năng chống trầy, chống ăn mòn và độ trong của kính cực tốt, có tính thẩm mỹ cao.

Kính Sapphire có độ chống xước gần như tuyệt đối, độ cứng tốt. Độ trong của kính Sapphire cực tốt sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn mặt số đồng hồ, loại mặt kính này thích hợp với những người thường xuyên hoạt động ngoài trời, tiếp xúc với nước hoặc các vật dễ gây va chạm, trầy xước,...

Nhược điểm:

- Giá thành cao, không thể đánh bóng, phải thay mới khi trầy xước.

- Với một số dòng đồng hồ chỉ tráng lớp Sapphire mỏng, sau một thời gian vẫn bị trầy xước lớp kính.

Tìm hiểu từng loại mặt kính đồng hồ đeo tay

Nhìn chung, tùy thuộc vào sở thích, phong cách, điều kiện làm việc, hoạt động và tài chính, bạn có thể lựa chọn mặt kính thích hợp nhất.

Tìm hiểu từng loại mặt kính đồng hồ đeo tay

 

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn chọn mua được chiếc đồng hồ phù hợp..

Bạn đang xem: Mặt kính đồng hồ có bao nhiêu loại? Nên chọn loại nào?

Chuyên mục: Đồng hồ, mắt kính

Chia sẻ bài viết