Lưu ý khi lắp đặt máy lạnh âm trần nối ống gió hiệu quả và tiết kiệm chi phí
Máy lạnh âm trần có khả năng làm mát mạnh mẽ trong phạm vi rộng. Bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu các lưu ý lắp đặt máy lạnh âm trần nối ống gió sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất nhé!
Xem nhanh
- Cần chọn phương án thiết kế và lắp đặt hệ thống ống gió phù hợp
- Đảm bảo độ cao trần phù hợp
- Chọn vị trí đặt ống gió phù hợp với thiết kế
- Chọn kích thước và bố trí lỗ thăm trần phù hợp
- Thực hiện lắp dàn lạnh
- Thực hiện lắp dàn nóng
- Thực hiện nối ống gas
- Thực hiện đấu dây, rút chân không nạp gas, chạy thử
Chỉ bán online
Chỉ bán online
Chỉ bán online
Chỉ bán online
Chỉ bán online
Chỉ bán online
1Cần chọn phương án thiết kế và lắp đặt hệ thống ống gió phù hợp
Thực tế, tùy theo kiến trúc nhà ở, công năng từng phòng và không gian trên trần nhà, bạn có thể chọn 1 trong 2 cách thiết kế hệ thống ống gió máy lạnh như sau:
- Hồi trần (hồi tự do): gồm có ống gió hồi, ống gió cấp, FCU, miệng gió hồi + box và miệng gió cấp + box.
- Hồi ống gió: gồm có ống gió cấp, FCU, miệng gió cấp + box và miệng gió hồi gắn trần và không box.
2Đảm bảo độ cao trần phù hợp
Để thuận tiện cho việc thi công lắp đặt hệ thống, nhất là đảm bảo hệ thống ống gió được hoạt động ổn định, bạn cũng nên chú ý đến độ cao trần phù hợp khi lắp đặt. Tùy theo kích thước dàn lạnh mà độ cao trần nhà tối thiểu để lắp đặt như sau:
- Dàn lạnh có kích thước mỏng nhất 200mm: Thường có công suất tối đa là 3HP, độ cao thông thủy trần tối thiểu để lắp đặt là khoảng 240mm.
- Dàn lạnh khác có kích thước từ 250 - 300mm: Thường có công suất lớn, độ cao thông thủy tối thiểu để lắp đặt là 350mm.
3Chọn vị trí đặt ống gió phù hợp với thiết kế
Đầu tiên, bạn cần tính toán kỹ để chọn kích thước ống gió và miệng gió phù hợp, để đảm bảo lưu lượng gió di chuyển trong ống gió và qua miệng gió không đạt vận tốc quá lớn - đây sẽ là nguyên nhân gây ra tiếng ồn trong hệ thống.
Ngoài ra, bạn cũng nên bọc kỹ lớp cách nhiệt ống gió và miệng gió khi thi công, để giảm thiểu quá trình thất thoát nhiệt.
Hơn nữa, bạn cần bố trí số lượng và vị trí miệng gió cho phù hợp với vị trí trần và đèn trong căn phòng để đảm bảo tính thẩm mỹ nhất khi lắp đặt mà không làm đến hiệu quả làm mát.
4Chọn kích thước và bố trí lỗ thăm trần phù hợp
Lỗ thăm trần sẽ giúp công tác sửa chữa và vệ sinh máy lạnh nhanh chóng hơn. Vì thế, khi lắp đặt dàn lạnh của máy lạnh âm trần, bạn cần chọn vị trí thuận tiện và kích thước phù hợp.
Vì nếu chọn vị trí và tạo kích thước lỗ thăm không phù hợp, nó sẽ gây mất thẩm mỹ cho căn phòng, đồng thời gây khó khăn cho thác tác vệ sinh và sửa chữa máy lạnh sau này.
5Thực hiện lắp dàn lạnh
Lắp đặt máy lạnh âm trần phức tạp hơn so với máy lạnh treo tường, do đó khi lắp đặt dàn lạnh thì bạn cần chú ý thêm:
- Chọn vị trí lắp đặt dàn lạnh sao cho đảm bảo hiệu quả làm mát và không gây mất thẩm mỹ cho căn phòng.
- Định vị dàn lạnh để lấy dấu khoan lỗ trên trần chính xác.
- Dùng mũi khoan phù hợp để thực hiện việc khoan lỗ có kích thước và vị trí chuẩn xác, giúp cố định dàn lạnh chắc chắn.
6Thực hiện lắp dàn nóng
Lắp đặt dàn nóng của máy lạnh âm trần không đến nỗi phức tạp. Tuy nhiên, dàn nóng của dòng máy lạnh này thường rất nặng, nhất là đối với dàn nóng của máy lạnh âm trần từ 4 HP - 6 HP, bạn nên chú ý sau:
- Nếu lắp đặt dàn nóng trên cao, bạn cần chọn giá đỡ chắc chắn và sử dụng thêm thiết bị nâng hạ để di chuyển dàn nóng khi lắp đặt. Ngoài ra, bạn cũng nên gia cố khung treo chắc chắn và có sàn để thuận tiện cho công tác bảo dưỡng sau này.
- Nếu lắp đặt dàn nóng tập trung (khu vực chứa nhiều dàn nóng của máy lạnh khác), bạn nên chú ý đến quá trình lưu thông nhiệt và khu vực xung quanh dàn nóng. Đảm bảo khoảng cách tối thiểu khi lắp đặt dàn nóng với nhau và vị trí cách tường.
7Thực hiện nối ống gas
Chiều dài ống gas tác động lớn đến hiệu quả hoạt động và độ bền của máy lạnh âm trần nối ống gió. Chính vì thế, để tránh gặp phải các tình trạng ống gas quá dài, quá ngắn hoặc bị cong, bạn nên lưu ý:
- Độ dài ống gas lớn nhất là 30m.
- Độ dài ống gas nhỏ nhất là 3m.
- Chiều dài ống gas tối đa là 17m.
- Trong quá trình thực hiện loe và nối ống, bạn nên làm sạch ống và tránh đè mạnh tay lên ống gas.
8Thực hiện đấu dây, rút chân không nạp gas, chạy thử
Lúc này, bạn thực hiện quá trình đấu dây, rút chân không nạp gas và chạy thử máy với các bước sau:
- Bước 1: dùng kẹp dây để kẹp nối giữa dàn lạnh và dàn nóng máy lạnh âm trần.
- Bước 2: bạn cần cố định nắp đậy, đảm bảo toàn bộ dây cần nối chắc chắn, đồng thời chắc chắc tất cả các dây điện không chạm vào ống gas hay các bộ phận khác.
- Bước 3: bạn sử dụng đầu nối tròn để thực hiện việc nối dây với khối cấp nguồn. Nhơ là nối dây theo ký hiệu được chỉ dẫn trên máy lạnh.
- Bước 4: cố gắng giữ dây theo thứ tự và tránh đi dây cản trở các bộ phận khác của máy lạnh.
- Bước 5: tiến hành hút chân không đường ống và dàn lạnh, để tránh làm hỏng máy nén.
- Bước 6: sau khi rút chân không, đối với máy lạnh âm trần có chiều dài ống đồng vượt quá giới hạn cho phép thì bạn cần nạp thêm gas máy lạnh. Trong khi, đối với máy lạnh âm trần không vượt quá giới hạn ống đồng, thì bạn không cần phải nạp thêm gas.
- Bước 7: mở van gas.
- Bước 8: kiểm tra lại và dọn dẹp toàn bộ khu vực thi công máy lạnh âm trần. Sau đó, bạn tiến hành cấp nguồn điện và cho máy lạnh âm trần chạy thử khoảng 30 phút.
- Bước 9: kiểm tra lại lần nữa các thông số của máy lạnh khi hoạt động, rồi hướng dẫn vận hành và bàn giao cho người sử dụng.
Quà 350.000₫
Quà 350.000₫
Quà 350.000₫
Quà 350.000₫
Đặt trước
40.990.000₫Quà 350.000₫
Quà 350.000₫
Đặt trước
40.990.000₫Quà 350.000₫
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết thêm được nhiều thông tin hay khi lắp đặt máy lạnh âm trần nối ống gió để mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất nhé!
Bạn đang xem: Lưu ý khi lắp đặt máy lạnh âm trần nối ống gió hiệu quả và tiết kiệm chi phí
Chuyên mục: Điện lạnh