Loại ký sinh trùng hút máu thường có trên giường ngủ
Rệp giường nằm trong nhóm hút máu “khá khủng khiếp” bởi chúng phát triển với số lượng nhanh, nhiều. Người bị rệp cắn đối mặt cảm giác ngứa, rát và ảnh hưởng cả về tâm lý, sức khỏe.
Rệp được cho là loài ký sinh trùng gây ám ảnh vì khả năng hút máu, lây lan với tốc độ siêu nhanh. Khi bị rệp giường đốt, người bệnh sẽ xuất hiện những chấm đỏ gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Những vị trí ưa thích của loài côn trùng này là lưng, bả vai, cạnh sườn của con người.
“Kẻ hút máu nhỏ
bé”
Rệp còn có tên khoa học là Cimex lectularius đã ký sinh trên người
hàng nghìn năm. Theo The Conversation, trong lịch sử, rệp còn được
mệnh danh là “kẻ hút máu nhỏ bé” phổ biến trên giường ngủ. Trong
quá khứ, rệp gần như biến mất ở các nước đang phát triển cho đến
những năm 1990 khi một số quy định hạn chế thuốc trừ sâu được đưa
ra. Ở nhiều khu vực trên thế giới, rệp trở thành “đại dịch” gây hại
cho những đô thị lớn.
Rệp thuộc bộ cánh cứng, có thể sống ở các ngóc ngách trong nhà, phát triển qua 3 giai đoạn (trứng, ấu trùng và trưởng thành).
Vòng đời của rệp bắt đầu bằng hành động giao phối bạo lực của con đực khi nó dùng cơ quan sinh dục của mình đâm vào lưng con cái và thụ tinh cho những cái trứng. Vết thương ở con cái sẽ liền trong vòng 24 tiếng, sau đó nó sẽ bắt đầu đẻ trứng; mỗi ngày nó đẻ khoảng 12 trứng, và trong một vòng đời nó có thể đẻ 500 trứng. Trong vòng 10 ngày, những cái trứng sẽ nở thành nhộng, và những con nhộng này lập tức bị hấp dẫn bởi nguồn máu nóng của động vật như gia súc hoặc con người.
Rệp có kích thước nhỏ, nhưng lây lan rất
nhanh. Ảnh: iStock.
CO2 trong hơi thở và nhiệt độ cơ thể con người là những yếu tố hấp dẫn rệp. Chúng dùng vòi của mình để hút máu những vật chủ chủ quan (trong lúc ngủ) (rệp thường sinh hoạt về đêm). Sau khi hút no, rệp ẩn trốn để tiêu hóa trong khoảng 7 ngày, sau đó chúng lại xuất hiện để kiếm ăn. Chúng lột xác khoảng 4 lần trước khi trưởng thành, giao phối và bắt đầu vòng đời mới.
Ở giai đoạn trưởng thành, rệp giường có kích thước khoảng 5 mm, hình bầu dục, dẹt, giống bọ ve. Chúng đẻ trứng trong các khe giường tủ, đệm, ga, tờ giấy và vải vóc, quần áo, nhưng vòng đời ngắn từ 28-32 ngày. Mặc dù thời tiết lạnh giá của mùa đông không phải là điều kiện thích hợp cho sự sinh sôi và phát triển nhưng hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp loài rệp quanh năm.
Rệp giường không tự lan truyền mà phải có sự tác động của con người bằng cách di chuyển các vật dụng chứa ấu trùng từ nơi này sang nơi khác. Vì thế, trong cùng một ngôi nhà, phòng này có rệp nhưng chưa chắc đã lan sang nơi khác.
Tác động đến sức
khỏe
Khi bị rệp giường đốt, người bệnh sẽ xuất hiện những chấm đỏ gây
khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Những vị trí ưa
thích của loài côn trùng này là lưng, bả vai, cạnh sườn của con
người.
Ở giai đoạn ấu trùng, rệp hút máu liên tục và thường xuất hiện về đêm. Cá thể rệp có thể lưu giữ mầm bệnh nguy hiểm như sốt phát ban, sốt hồi quy. Ngoài ra, loài côn trùng này còn có thể truyền nhiễm một số bệnh nhưng ông Lam cho biết chưa có nghiên cứu rõ ràng.
Rệp cắn gây ngứa, rát và ảnh hưởng đến tâm lý nạn nhân. Ảnh: Freepik.
Trong một số trường hợp hiếm, rệp cắn nghiêm trọng có thể gây mất máu, thiếu máu. Các phản ứng ngứa, rát, viêm kèm theo vết rệp cắn có thể khỏi sau một tuần hoặc lâu hơn. Một số người có phản ứng nặng hơn như rộp, ngứa hình tổ ong, dị ứng.
Bị rệp cắn cũng có thể gây ra tác động về tâm lý cho nạn nhân. Những ký sinh trùng này có thể gây căng thẳng, lo lắng và mất ngủ. Rệp thường đi kèm tác dụng phụ là lo lắng, cảm thấy xấu hổ vì cảm giác ngứa ngáy thường xuyên. Một người ở Canada đã báo cáo về tình trạng này khi bị rệp cắn.
Một nghiên cứu về những người sống chung với rệp trong thời gian dài cho thấy họ hay bị khó ngủ, cô lập với xã hội. Trong 135 bài nghiên cứu về chủ đề này, 81% người tham gia báo cáo về tình trạng rối loạn căng thẳng, giật mình, nhạy cảm hơn. Họ còn bị ám ảnh với cảm giác phải dọn dẹp nhà cửa, văn phòng liên tục nhiều lần. Một số ca hiếm từng có suy nghĩ tự tử hoặc dùng thuốc quá liều.
Cách phòng
ngừa
Theo chuyên gia côn trùng học, khi bị rệp hút máu, chúng ta có thể
xử lý kịp thời bằng cách dùng các loại thuốc mỡ có kháng sinh bôi
vào vết thương. Tuy nhiên, nếu bị đốt quá nhiều, bệnh nhân cần đến
các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và tìm ra phương pháp điều
trị thích hợp.
Rệp giường thuộc nhóm hút máu với số lượng lớn nhưng các chuyên gia khẳng định không đáng sợ và có thể tiêu diệt triệt để bằng những phương pháp đơn giản, ít tốn kém.
Phương pháp thủ công:
- Ngâm quần áo, chăn màn… trong nước sôi có pha xà phòng bởi rệp sẽ chết ở nhiệt độ từ 45-50 độ C.
- Đun sôi nước, pha xà phòng rồi tưới lên các khe giường, tủ ngày 2 lần và làm liên tục trong vài ngày bởi loài côn trùng này có thể “đùn” lên các lứa rệp tiếp theo với số lượng lớn.
- Dải lá sen tươi dưới giường ngủ hay đáy tủ có rệp bởi loài này rất sợ mùi lá sen.
- Dùng lá thuốc lào tươi, thái nhỏ và rắc vào các khe giường tủ hay nơi rệp ẩn náu.
- Hun rệp giường bằng hơi nóng của nước bằng cách dùng bình phun hơi nóng, xả liên tục vào vị trí rệp làm tổ khoảng 1h đồng hồ. Đây được xem là biện pháp an toàn, hiệu quả và ít tốn kém nhất.
Phương pháp hóa học:
- Dùng các loại thuốc diệt mối, muỗi để phun 1 lần/tuần. Nên phun buổi sáng rồi để khô hoặc đem phơi dưới nắng.
- Nếu quá nhiều rệp, cần gọi cơ quan dịch tễ trợ giúp.
Theo Zing
Bạn đang xem: Loại ký sinh trùng hút máu thường có trên giường ngủ
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 8 loại rau dễ ẩn chứa ký sinh trùng nhất, cần lưu ý khi ăn
- Tìm thấy ký sinh trùng phá huỷ gan có thể lây sang người
- Người phụ nữ Hà Nội mắc loại ký sinh trùng có trong hàng loạt món khoái khẩu
- Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
- Nước tiểu trắng đục như sữa do loại ký sinh trùng có thể ở trong người hàng chục năm
- Ve chó sống khoẻ trong tai bé gái 2 tuổi