Loại củ đang vào mùa ở Việt Nam, nhiều người thích nhưng cực độc nếu ăn sai cách
Củ sắn là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu chế biến không đúng cách, củ sắn có thể gây ngộ độc với các triệu chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để chế biến củ sắn an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình?
Sắn có thể gây ngộ độc
Trong củ sắn có chứa một loại chất độc tự nhiên gọi là cyanogenic glycosides. Khi ăn phải, chất này sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN), gây ức chế hô hấp tế bào, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu và các cơ quan.
Hàm lượng cyanogenic glycosides tập trung nhiều nhất ở vỏ sắn và hai đầu củ. Đặc biệt, sắn đắng chứa lượng độc tố cao hơn sắn ngọt. Triệu chứng ngộ độc sắn có thể xuất hiện sau vài phút đến vài giờ sau khi ăn, tùy thuộc vào lượng sắn ăn vào và mức độ chế biến.
Các triệu chứng ngộ độc sắn có thể xuất hiện sớm sau khi ăn sắn, bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn với các triệu chứng như co giật, rối loạn ý thức, khó thở, tím tái. Nặng hơn có thể dẫn đến suy hô hấp, suy tim, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Sắn chế biến không đúng cách có thể gây ngộ độc. Ảnh: Istock
Cách chế biến củ sắn an toàn, hiệu quả
Nên chọn củ sắn tươi, không bị dập nát, sâu bệnh. Ưu tiên sắn ngọt, hạn chế sử dụng sắn đắng. Không mua sắn đã bóc vỏ sẵn, vì khi tiếp xúc với không khí, độc tố trong sắn sẽ tăng cao. Rửa sạch củ sắn dưới vòi nước để loại bỏ đất cát, dùng dao gọt sạch lớp vỏ sắn, đặc biệt là phần vỏ màu hồng hoặc tím. Sau đó cắt bỏ hai đầu củ sắn, nơi tập trung nhiều độc tố.
Đặc biệt, nên ngâm sắn trong nước sạch ít nhất 6 tiếng, tốt nhất là qua đêm và thay nước nhiều lần để loại bỏ độc tố trước khu chế biến. Có thể ngâm sắn với nước vo gạo, nước muối loãng hoặc nước chanh để tăng hiệu quả.
Mặc dù có những cách ăn sắn tươi, nhưng điều này không khuyến khích vì rất khó để đảm bảo an toàn thực phẩm. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi ăn sắn, bạn nên gọt vỏ kỹ càng và nấu chín bằng cách hấp, luộc hoặc các phương pháp nấu khác.
Lưu ý khi ăn sắn
Sắn lâu năm, sắn dẻo, sắn đắng và đọt sắn non chứa hàm lượng chất độc HCN cao, có thể gây ngộ độc nghiêm trọng nếu ăn phải. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn những củ sắn tươi, chắc, không có vị đắng và chế biến kỹ trước khi ăn. Việc cắt lát và phơi khô sắn có thể giúp giảm lượng độc tố, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, đặc biệt khi bụng đói.
Để an toàn hơn, khi ăn sắn, bạn có thể chấm với đường hoặc mật. Vị ngọt sẽ giúp giảm bớt cảm giác đắng và phần nào trung hòa chất độc. Tuy nhiên, nếu sắn quá đắng, tốt nhất nên bỏ đi vì có thể gây hại cho sức khỏe. Tuyệt đối không nên ăn sắn sống hoặc sắn chưa chín kỹ, không ăn sắn khi đói, không ăn quá nhiều sắn trong một lần. Trẻ em, phụ nữ mang thai và người già nên hạn chế ăn sắn.
Bạn đang xem: Loại củ đang vào mùa ở Việt Nam, nhiều người thích nhưng cực độc nếu ăn sai cách
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Những người không nên ăn gừng thường xuyên
- Gần 300 ca ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
- Những nhóm người 'đại kỵ' với nước vối
- Loại rau Việt giàu canxi hơn cả sữa, được coi là “thuốc bổ” cho mọi lứa tuổi
- 6 lý do dứa là tất cả những gì bạn cần để cải thiện sức khỏe đường ruột
- Loại quả 'khắc tinh' của mỡ máu và ung thư, người Việt ăn quanh năm mà không biết