Loa điện động là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa điện động

Loa điện động được ứng dụng phổ biến trong các loại loa và không thể thiếu trong dàn âm thanh chuyên nghiệp. Vậy loa điện động là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết để tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa điện động nhé!

Loa điện động được ứng dụng phổ biến trong các loại loa và không thể thiếu trong dàn âm thanh chuyên nghiệp. Vậy loa điện động là gì? Hãy cùng Điện máy XANH theo dõi bài viết để tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa điện động nhé!

1Loa điện động và ứng dụng

Loa điện động (ký hiệu Ω) còn được gọi là loa hộp hay loa điện trở, là công nghệ loa thông dụng, có tác dụng biến đổi tín hiệu điện thành dao động cơ học, tái tạo âm thanh thuộc dải tần số mà con người nghe được (từ 16 Hz đến 20.000 Hz).

Các loa điện động thường được đặt vào một dạng thùng hay hộp loa với đặc trưng là các màng loa hình nón. Dòng loa này phổ biến bởi các đặc điểm như thiết kế chắc chắn, độ nhạy cao, dải âm rộng và công suất lớn.

Các loại loa điện động thường được sử dụng làm loa sub, loa full tùy vào nhu cầu khác nhau mà bạn có thể chọn kích cỡ loa phù hợp nhất. Ngoài ra, loa điện động còn được ứng dụng trong lĩnh vực âm thanh trình diễn, sân khấu và các chương trình biểu diễn chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, các loại loa điện động thường có kích cỡ thùng loa rất to, chiếm diện tích và gây khó khăn trong việc di chuyển.

Ứng dụng của loa điện động

Loa điện động được ứng dụng trên loa sub (loa siêu trầm) Jamo C910SUB với âm thanh mạnh mẽ

2Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa 

Cấu tạo của loa điện động

Trong các bộ phận của loa điện động, quan trọng nhất của loa chính là màng loa vì đây là nơi âm thanh sẽ được phát ra và truyền thẳng đến tai người nghe.

Ngoài ra, loa điện động còn bao gồm một số thành phần khác như:

  • Màng nhện (spider) có tác dụng giữ cho lõi cuộn âm cố định được vị trí, vì khi dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn âm sẽ tạo ra lực từ trường chuyển động, giúp tạo nên một lực hướng trục đẩy cuộn âm ra hoặc vào, kéo theo là chuyển động của màng loa.
  • Khung cho loa (basket hoặc frame), thường được làm bằng kim loại đúc hoặc hàn, là nơi cố định toàn bộ các bộ phận của loa.
  • Viền loa (surround) bao phủ bề ngoài của khung và màng loa, giúp giữ cho màng nón loa nằm yên vị trí vào khung trong khi vẫn rung theo từng chuyển động của cuộn âm.
  • Khoảng lệch (excursion) là khoảng cách tối đa cho màng nón loa chuyển động ra/vào.

Cấu tạo của loa điện động

Nguyên lý hoạt động của loa điện động

Vì nguyên tắc hoạt động của loại loa này là kỹ thuật điện cơ, nên sẽ có một cuộn dây được gắn với các màng loa đặt trong khe hẹp có từ trường. Khi dòng điện đi qua, cuộn dây sẽ rung và làm chuyển động màng loa giúp truyền ra không khí, tác động vào người nghe.

Nguyên lý hoạt động của loa điện động

Để giúp âm thanh được truyền tải tốt hơn ở mọi dải tần, hệ thống loa điện động sẽ bao gồm các loại loa sở hữu các cấu tạo và kích thước củ loa khác nhau. Vì mỗi loa con sẽ đảm nhiệm một dải tần riêng biệt giúp âm thanh được phát ra tốt hơn: 

  • Dải tần thấp: Biên độ dao động của các cuộn dây lớn, màng loa phải rộng, vậy nên loa trầm thường phụ trách cho dải tần này. Chính vì thế mà các củ loa bass thường có màng loa rất lớn.
  • Dải tần cao: Biên độ dao động cuộn dây nhanh, màng loa phải nhỏ để không cản trở, thường được phụ trách bởi loa tép (loa tweeter). Vì thế mà củ loa treble thường được thiết kế kích thước rất nhỏ so với loa bass.
  • Dải tần trung bình hoặc từng dải tần nhất định: Màng loa cần được cần bằng, thường được tái tạo bởi loa trung.

Cấu tạo loa thùng

3Loa điện động có mấy loại?

Loa nén

Loa nén (loa nón) là loại loa dùng để mở rộng khoảng âm cho một vùng có kích thước nhất định. Gồm có 2 loại chính:

  • Loa nén 3 lần hay còn được biết đến với tên gọi khác là loa treble. Sở hữu kích thước nhỏ gọn, loa được dùng để mô phỏng âm thanh có tần số cao hoặc âm thanh chói.

Đối với loại loa này, vì có nguyên lý hoạt động là phải cộng hưởng âm thanh 3 lần trước khi phát đến tai người nghe nên màng loa được ví như một "không gian khép kín", không có lối thoát hơi và đồng thời cũng được lót nhiều bông thủy tinh có tác dụng cách âm.

Vì có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khá đặc biệt nên loa nén phù hợp nhất là khi sử dụng để nghe nhạc thính phòng hoặc trong các phòng thu âm, phòng kín.

Loa nén 3 lần (loa treble)

  • Loa nén 2 lần còn được gọi là loa phóng thanh, có kích thước lớn hơn loa nén 3 lần. Loa phóng thanh thường được đặt ngoài trời do âm thanh cộng hưởng quá lớn, độ chói cao, gây ra cảm giác nhức tai khi đặt trong phòng kín. 

Loa nén 2 lần (loa phóng thanh)

Loa thông dụng

Loa thông dụng là một trong những loại loa nén khá phổ biến với người dùng, vì họ thường sử dụng loại loa này để thưởng thức âm nhạc. Loa sở hữu các loại màng loa có hình dạng và kích thước khác nhau tái tạo các dải tần số phát khác nhau. 

  • Loa trầm hoặc loa siêu trầm có đường kính màng loa lớn dùng để mô phỏng tiếng bass.
  • Loa trung có đường kính trung bình mô phỏng tiếng nói, âm mid.
  • Loa treble có màng loa nhỏ dùng để mô phỏng âm treble, âm sắc cao.

Thông thường, người ta thường kết hợp các loại loa này trên môt thùng loa để tạo ra chất lượng âm thanh hoàn hảo và chất lượng nhất.

Loa thông dụng

4Các thông số cơ bản của loa điện động

Bạn nên biết các thông số cơ bản của loa điện động để khi mua loa, có thể lựa chọn loại loa đúng với nhu cầu của mình. Thông thường, loa điện động sẽ có các thông số cơ bản như sau:

  • Điện trở loa còn gọi là trở kháng của loa, thường ký hiệu bằng ôm (Ω), đây là thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến loa, xác định bằng điện trở của loa khi đo ở tần số 1Khz, có vai trò quyết định chất lượng âm thanh khi phối ghép loa karaoke và amply.

Điện trở loa

  • Công suất danh định còn gọi là công suất điện, được tính bằng VA hoặc W, là thông số được ghi trên các thiết bị điện, thể hiện mức công suất mà thiết bị đó có thể hoạt động trọng một tiếng.
  • Dải tần tái tạo cho biết khả năng tái tạo âm thanh thấp nhất và cao nhất của loa trong khoảng tần số nhất định.
  • Ngoài ra còn có hệ số sóng hài và áp lực âm tiêu chuẩn trung bình,...

Dải tần tái tạo

5Sự khác biệt giữa loa điện động và loa tĩnh điện

Loa tĩnh điện phát ra âm thanh với cơ chế khác với loa điện động, loa được hoạt động theo nguyên lý tĩnh điện, khi dòng điện thay đổi sẽ tạo ra sự hút đẩy liên tục màng loa tạo ra âm thanh.

  Loa điện động Loa tĩnh điện
Cấu tạo Đơn giản, dễ sản xuất Phức tạp, khó sản xuất
Giá thành Tương đối rẻ Tương đối đắt
Đặc điểm
  • Khó tạo ra những drivers (củ loa) nhỏ, khó khăn khi kết hợp nhiều drivers.
  • 1 bộ loa có thể chơi tốt trên toàn dải.
  • Dễ dàng burn - in (thao tác phát nhạc chờ loa đạt được trạng thái hoạt động tối ưu nhất).
  • Có thể tạo ra những drivers cực nhỏ, dễ kết hợp nhiều drivers.
  • Phải kết hợp nhiều bộ loa mới cho một dải âm rộng.
  • Gần như không thể burn - in.
Quá trình tinh chỉnh kỹ thuật Tương đối khó khăn Dễ dàng và cho độ chính xác cao hơn

Trên đây là bài viết cung cấp đến bạn thông tin về loa điện động là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa điện động. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Bạn đang xem: Loa điện động là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa điện động

Chuyên mục: Tivi & Thiết bị nghe nhìn

Chia sẻ bài viết