Lễ hội ánh sáng Diwali - Lễ hội “niềm vui – ánh sáng – hạnh phúc” của người Ấn Độ

Lễ hội ánh sáng Diwali là một lễ hội truyền thống có quy mô rất lớn của người dân Ấn Độ, được gọi là lễ hội của “niềm vui – ánh sáng – hạnh phúc”. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội này ngay sau đây bạn nhé!

1Ý nghĩa tên gọi lễ hội ánh sáng Diwali

Lễ hội ánh sáng Diwali là một lễ hội truyền thống quan trọng của đất nước Ấn Độ. Diwali hay Dīpāvali theo tiếng Sanskrit của người Ấn Độ có nghĩa là một dãy đèn. Bên cạnh đó, vào ngày lễ, mọi người thường có phong tục thắp đèn dầu bấc vải để biểu tượng cho sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, vì vậy nên người ta gọi là lễ hội ánh sáng Diwali.

Ý nghĩa tên gọi lễ hội ánh sáng Diwali

2Nguồn gốc lễ hội ánh sáng Diwali

Diwali là một lễ hội tâm linh có quy mô lớn ở Ấn Độ, và nguồn gốc xuất phát từ tín ngưỡng thờ thần linh của người Ấn Độ. Ở mỗi vùng miền hay từng tôn giáo khác nhau, lễ hội mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ người ta thường tổ chức lễ hội ánh sáng Diwali để ăn mừng chiến thắng của thần Krishna trước Narakasura, thể hiện niềm tin về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

Hoặc ở một vài nơi, lễ hội này nhằm bày tỏ lòng biết ơn đến nữ thần của giàu có và thịnh vượng - Lakshmi và thần Ganesha - biểu tượng của trí tuệ, hạnh phúc.

Nguồn gốc lễ hội ánh sáng Diwali

3Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội ánh sáng Diwali

Lễ hội ánh sáng Diwali luôn được tổ chức từ ngày 13 kỳ trăng khuyết (tức đêm 28) của tháng Ashwin đến ngày thứ hai của tháng Kartika trong lịch Ấn Độ. Theo dương lịch, lễ hội được diễn ra trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 11. Đây là lễ hội có quy mô lớn ở Ấn Độ, vì vậy ở khắp nơi trên đất nước này đều tổ chức.

Năm 2021, lễ hội ánh sáng Diwali rơi vào thứ Năm, ngày 4 tháng 11 dương lịch (tức ngày 30/9 âm lịch).

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội ánh sáng Diwali

4Lễ hội Diwali diễn ra trong 5 ngày

Lễ hội ánh sáng Diwali kéo dài trong 5 ngày với từng hoạt động, tên gọi khác nhau.

Ngày thứ nhất gọi là Dhan Teras, là ngày của sự thịnh vượng và hạnh phúc. Vì vậy người dân thường kéo nhau đi mua sắm các vật dụng, đồ trang sức, đặc biệt là vàng bạc với hy vọng sẽ được sung túc, giàu có và hạnh phúc.

Ngày thứ hai gọi là Naraka Chaturdashi tượng trưng cho sự chiến thắng của cái thiện trước cái xấu xa, cũng là ngày con quỷ Narakasura bị giết chết.

Lễ hội Diwali diễn ra trong 5 ngày

Ngày thứ ba là ngày quan trọng nhất trong mùa lễ, gọi là Lakshmi Puja. Vào ngày này, người dân cúng thần Lakshmi và thần Ganesha - hai vị thần tượng trưng cho sự tốt lành trong cuộc sống. 

Ngày thứ tư gọi là Govardhan Puja, đây là dịp để các đấng mày râu bày tỏ tình yêu của mình đối với vợ, bởi theo thần thoại Ấn Độ, đây là ngày mà là ngày Krishna đã đánh bại Indra.

Ngày thứ năm gọi là Bhaaduj, đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp và bày tỏ lòng yêu thương đối với nhau.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về lễ hội ánh sáng Diwali, hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!

Bạn đang xem: Lễ hội ánh sáng Diwali - Lễ hội “niềm vui – ánh sáng – hạnh phúc” của người Ấn Độ

Chuyên mục: Giải trí

Chia sẻ bài viết