Kiểu ăn thịt lợn cực hại sức khỏe, có thể gây ung thư nhưng gia đình nào cũng từng làm
Thịt lợn là thực phẩm vô cùng quen thuộc với mọi gia đình. Tuy nhiên, có thể bạn đang ăn thịt lợn sai cách, dẫn đến tự rước bệnh vào người mà không hề hay biết.
Có thể nói, thịt lợn là loại thịt phổ biến nhất trên mọi mâm cơm gia đình từ nông thôn đến thành thị, dù giàu hay nghèo. Thịt lợn có giá cả phải chăng, ngon miệng, nhiều chất dinh dưỡng và cách chế biến vô cùng đa dạng. Cũng vì vậy mà nhiều người thường mua cùng lúc và bảo quản loại thịt này nhiều ngày trong tủ lạnh.
1. Tác hại khi ăn thịt lợn
để lâu trong tủ lạnh
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những tác hại của kiểu bảo
quản thịt này. Đầu tiên, nó không chỉ khiến thịt lợn bị giảm chất
dinh dưỡng, giảm độ ngon mà còn có thể bị biến chất, gây hại cho
sức khỏe. Sau đây là 3 nguy cơ sức khỏe chính, bao gồm cả bệnh ung
thư nếu chúng ta bảo quản thịt lợn sống quá lâu trong tủ lạnh trước
khi chế biến:
Đẩy nhanh quá trình lão
hóa
Ngày nay, tủ lạnh đã trở thành vật dụng không thể thiếu với mỗi gia
đình. Tuy nhiên, tủ lạnh không phải là “vạn năng”. Thịt lợn để lâu
ngày trong ngăn đá tủ lạnh cũng không thể hoàn toàn ngăn lại quá
trình hư hỏng, nhiễm khuẩn hay biến chất. Dù sau đó có nấu chín
cũng không thể ngăn được những tác hại xấu cho sức khỏe.
Ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh có thể gây ra nhiều bệnh tật, đẩy nhanh quá trình lão hóa (Ảnh minh họa)
Theo nhà dinh dưỡng học người Ấn Độ, Pooja Malhotra: Khi thực phẩm bảo quản lạnh quá lâu sẽ mất đi chất dinh dưỡng cần thiết, thậm chí chúng còn bị hao hụt màu sắc, hương vị, kết cấu.
Khi đó lượng protein và chất béo trong thịt sẽ bị oxy hóa dần, dễ biến chất. Nếu thường xuyên sử dụng loại thịt này, bạn vô tình làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể. Vì vậy đối với thịt đông lạnh để lâu, cách tốt nhất là không nên sử dụng.
Gây hại cho dạ
dày
Nếu không chú ý mà ăn phải thịt hỏng do trữ lâu trong tủ lạnh, bạn
có thể bị khó tiêu, buồn nôn, nôn và đau dạ dày. Ăn thịt hỏng có
thể gây hại cho hệ tiêu hóa, dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như
viêm dạ dày, viêm ruột.
Đặc biệt, việc cài đặt nhiệt độ để bảo quản thịt lợn trong tủ lạnh cũng có vai trò rất quan trọng. Nếu để nhiệt độ quá cao, thịt sẽ dễ ôi thiu, hỏng do đây là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngược lại, nếu để thịt trong tủ lạnh với nhiệt độ quá thấp, thịt sẽ bị đông đá, mất nước và thậm chí là biến chất.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu muốn bảo quản thịt lâu ngày thì bắt buộc bạn phải cho thịt vào trong ngăn đá tủ lạnh. Ngăn mát của tủ lạnh chỉ có thể bảo quản thịt được tối đa 2 ngày. Qua thời gian trên, thịt sẽ bắt đầu xuất hiện các vi khuẩn gây hại, biến chất làm mất dinh dưỡng và mùi vị của thịt. Nếu ăn phải sẽ rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với dạ dày.
Tăng nguy cơ ung
thư
Bản thân thịt lợn để quá lâu trong tủ đông đã bị giảm chất dinh
dưỡng và biến chất. Vì vậy, thường xuyên sử dụng thịt đông lạnh có
thể làm giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể.
Chưa kể, thịt lợn để trong tủ lạnh lâu ngày còn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Bởi vốn dĩ thịt lợn sống đã tiềm ẩn những mối nguy hiểm nhất định về vi khuẩn và virus. Nhất là nếu nó được bày bán ngoài chợ không đảm bảo vệ sinh, sau đó bạn lại không rửa kỹ trước khi cất vào tủ lạnh hoặc thực hiện cấp đông lại nhiều lần do không chế biến hết.
Dù ở nhiệt độ lạnh, chúng vẫn có thể sinh sôi vi khuẩn. Khi thịt cất tủ lạnh không được che chắn cẩn thận thì nguy cơ lây nhiễm chéo từ những loại thực phẩm sống khác sang là chuyện khó tránh. Ăn loại thịt này vào bữa tiếp theo cũng tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, về lâu dần có thể gây bệnh mãn tính như ung thư.
Vì vậy, bạn nên tính toán để mua số lượng thịt lợn phù hợp, bảo quản trong tủ lạnh tối đa một tuần. Hoặc nếu có thể, tốt nhất là ăn ngày nào mua ngày nấy để đảm bảo thịt tươi ngon, giảm bớt nguy hại cho sức khỏe.
2. Bảo quản thịt lợn trong
tủ lạnh đúng cách
Thịt lợn chưa nấu chín có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 3 - 5
ngày, tối đa là 1 tuần. Nên chú ý rằng thịt lợn xay còn sống chỉ
nên được giữ trong tủ lạnh từ 1 - 2 ngày. Các món ăn từ thịt heo
sau khi nấu chín chỉ nên được giữ trong tủ lạnh từ 2 - 3 ngày.
Ngoài ra, cần lưu ý một số điều sau khi bảo quản thịt lợn trong tủ lạnh:
- Cần rửa sạch, để thịt khô ráo trước khi cất vào tủ lạnh.
- Nên bọc thịt lợn trong nhiều lớp túi hoặc hộp có nắp đậy kín để giữ được màu sắc, hương vị và tránh nhiễm khuẩn.
- Để thịt được đảm bảo chất lượng, không bị biến chất trong thời gian lưu trữ, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và ổn định. Nếu bảo quản trong ngăn mát thì bạn cần duy trì nhiệt độ tủ khoảng 2 độ C, còn nếu lưu trữ trong ngăn đá thì mức nhiệt độ khoảng -25 độ C sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng.
- Kể cả thịt chín hay thịt sống, dù bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá thì tốt nhất nên sử dụng trong vòng 1 tuần để đảm bảo độ tươi ngon, chất dinh dưỡng và tránh nhiễm bệnh.
- Đối với các loại thịt chín, nên hút chân không hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín trước khi bảo quản thịt trong tủ lạnh.
Cần bọc kín hoặc dùng hộp có nắp đậy kín trước khi bảo quản thịt lợn dù là sống hay chín trong tủ lạnh (Ảnh minh họa)
- Không nên đặt thịt tươi sống và thịt đã chín ở gần nhau khi bảo quản trong tủ lạnh vì điều này có thể khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng, làm cho thịt nhanh hỏng hơn.
- Nên chia thành từng phần nhỏ vừa đủ khẩu phần ăn để tiết kiệm thời gian khi rã đông cũng như giữ nguyên được độ tươi ngon của những thịt chưa dùng đến.
- Khi muốn rã đông thịt, cách an toàn nhất là bạn để chúng xuống ngăn mát hoặc để ở nhiệt độ phòng bên ngoài, bạn không nên ngâm nước vì rất dễ làm mất chất dinh dưỡng có trong thịt.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
Bạn đang xem: Kiểu ăn thịt lợn cực hại sức khỏe, có thể gây ung thư nhưng gia đình nào cũng từng làm
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Tác hại của đậu phụ khi ăn quá nhiều
- Lý do ngày càng nhiều người trẻ bị ung thư và cách phòng ngừa
- 6 bệnh ung thư người Việt mắc phải nhiều nhất hiện nay
- Người phụ nữ bị ung thư ống tai ngoài vì thói quen khó bỏ của nhiều người
- Loại thực phẩm liên quan tới nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
- Những món ăn tăng nguy cơ ung thư, nhất là ung thư vú và buồng trứng