Kiêng kỵ trong bữa ăn đừng phạm phải kẻo vận xui ập đến
Có nhiều điều kiêng kỵ trong khi ăn uống có thể ảnh hưởng đến tài vận, mang lại điềm xấu.
Gõ bát ăn cơm là nghèo cả đời
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bậc phụ huynh cấm con mình dùng
đũa hoặc thìa gõ vào bát ăn cơm. Âm thanh phát ra
từ việc gõ vào bát được cho là thu hút những vong hồn lang thang,
không nơi nương tựa về phá nhà.
Âm thanh ấy biểu tượng cho điềm dữ, không mấy thuận lợi cho
gia chủ. Đặc biệt, người xưa truyền lại chỉ có ăn mày mới gõ vào
bát để xin đồ ăn những người qua lại.
Vì thế, việc gõ vào bát trong bữa cơm cũng được hiểu như nhà
đang gặp cảnh khốn khó, túng thiếu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới
tài lộc của gia chủ.
Cắm đũa vào bát cơm
Người xưa thường cắm đũa vào bát cơm để cúng tổ tiên.
Cha ông ta cho rằng, cách cắm đũa như vậy sẽ tạo ra mối liên hệ với
người chết, giống như việc thắp hương.
Vì vậy, nếu chúng ta thực hiện hành động này trong bữa cơm
hàng ngày sẽ được xem như là điềm xấu, điều xúi quẩy.
Nối đũa
Bạn không nên nhận thức ăn từ đũa của người khác bằng đũa của
mình, hay còn gọi là nối đũa. Thay vào đó, hãy đưa bát
ra cho để nhận phần thức ăn người khác gắp cho.
Hành động nối đũa khiến người ta liên tưởng tới khi gắp tro
cốt của người chết sau khi hỏa táng, bởi vậy đây là một điều nên
tránh.
Đặt đũa dài ngắn, không đồng đều trên bàn
ăn
Trước và trong khi dùng cơm, không nên đặt đũa dài ngắn, không
đồng đều ở trên mặt bàn, bởi vì việc làm này bị cho là mang đến
điềm xấu. Thời xưa người ta gọi nó là “tam trường lưỡng đoản” (ba
dài hai ngắn), ý nói là chuyện không may xảy ra, đại biểu cho “tử
vong”.
Theo phong tục xưa thì người sau khi chết đều sẽ được đặt vào
trong quan tài. Sau khi đặt vào quan tài rồi thì lúc quan tài chưa
được đậy nắp sẽ thấy nó được tạo thành bởi 5 tấm ván gỗ dài ngắn
khác nhau (2 tấm ván gỗ ngắn, 3 tấm ván gỗ dài).
Do đó, người xưa kiêng kỵ việc đặt đũa dài ngắn trên bàn ăn,
vì nó đại biểu cho chuyện không may xảy ra, là điềm cực kỳ xấu, cần
phải tránh.
Đánh rơi đũa xuống đất
“Lạc địa kinh Thần”, ý là đánh rơi đũa xuống đất, đây là một
loại biểu hiện thất lễ nghiêm trọng. Bởi vì cổ nhân cho rằng tổ
tiên đều đang an nghỉ ở dưới đất, không nên quấy rầy.
Đũa rơi xuống đất chẳng khác nào làm kinh động đến tổ tiên
dưới đất, đây là đại bất hiếu.
Tuy nhiên, trong lúc ăn việc lỡ tay làm rơi đũa là việc khó
tránh được tuyệt đối. Cho nên, người xưa mỗi lần lỡ tay làm rơi đũa
thì liền nhanh chóng ngồi xuống cầm đũa vẽ lên chỗ đất đó một chữ
thập, theo hướng Đông Tây trước Nam Bắc sau. Đồng thời, nhận lỗi
bất hiếu với tổ tiên và thỉnh cầu sự tha thứ.
Đặt đũa chéo nhau
Hành vi này thông thường không được mọi người chú ý. Lúc ăn
cơm, nhiều người tùy tiện gác chéo đũa đặt trên bàn. Người xưa xem
hành vi này là có ý phản định, phủ nhận toàn bộ những người ngồi
cùng bàn.
Tuyệt đối không lật cá
Thường khi bạn ăn hết một mặt của cá bạn sẽ lật nó sang bên
còn lại để tiếp tục ăn, nhưng đây là điều kiêng kỵ với người đi
biển, họ không được phép lật như vậy, vì họ cho rằng như vậy tượng
trưng cho việc lật thuyền.
Lúc này bạn sẽ phải lấy khúc xương sống của cá ra và ăn tiếp
nhé.
Rơi vỡ bát đĩa, gia đình tan nát
Khi ăn cơm bạn cần phải giữ bát của mình thật vững chắc đừng
làm rơi rớt vì như thế chính là biểu hiện của điềm đại xấu trong
gia đình.
Trong phong thủy Á Đông có tài liệu cho biết, chén bát, đĩa
thìa trong bữa cơm mà bị rơi vỡ là tượng trưng cho sự rạn nứt, ly
tán đổ vỡ trong gia đình.
Khi bạn ăn cơm mà vô tình làm rơi bát đĩa sẽ đánh thức nguồn
năng lượng xấu khiến cho gia đạo bất hòa, khó lòng an yên.
Theo Tiền Phong
Bạn đang xem: Kiêng kỵ trong bữa ăn đừng phạm phải kẻo vận xui ập đến
Chuyên mục: Phong thủy
Chia sẻ bài viết