Khi thận suy hỏng, cơ thể sẽ xuất hiện 6 dấu hiệu này vào ban đêm
Đừng để tới khi thận suy hỏng mới hối tiếc: “Giá như mình biết các dấu hiệu của bệnh sớm hơn!”
Ảnh minh họa
Thận được coi là cơ quan nắm giữ sinh mệnh của con người khi đảm nhiệm nhiều vai trò trọng yếu như: lọc bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, điều chỉnh huyết áp, kiểm soát quá trình sản xuất hồng cầu, cân bằng chất lỏng trong cơ thể, sản xuất một dạng vitamin D hoạt động giúp xương chắc khỏe. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại, nhiều thói quen xấu đã làm gia tăng các vấn đề về thận.
Bệnh thận thường có dấu hiệu mơ hồ ở giai đoạn sớm. Điều này khiến cho người bệnh lơ là, chủ quan, bỏ qua dấu hiệu. Rất nhiều trường hợp khi được chẩn đoán bệnh thì thận đã mất chức năng. Do đó, mỗi chúng ta cần có hiểu biết về những bất thường về chức năng thận để có cách can thiệp kịp thời. Dưới đây là những triệu chứng đặc biệt của bệnh thận có thể xuất hiện vào ban đêm.
1. Tiểu đêm
Tiểu đêm là một tình trạng khá phổ biến. Theo Harvard Health, tiểu đêm ảnh hưởng tới hơn 50% người trưởng thành, đặc biệt là nam giới. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến 1 trong 3 người trên 30 tuổi.
Nếu bạn uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, bạn có thể phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu. Tuy nhiên, nếu thường xuyên tiểu đêm mà không liên quan tới lượng nước nạp vào, hãy cẩn trọng với bệnh thận. Tiểu đêm là một triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh về thận, tiết niệu.
2. Mất ngủ
Mất ngủ kéo dài có mối liên quan với các bệnh về thận (Ảnh minh
họa)
Theo chuyên gia, các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, bao gồm mất ngủ rất phổ biến ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính. Thế nhưng, triệu chứng này lại thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với mất ngủ thông thường.
Mất ngủ khiến chức năng thận bị suy giảm, nếu không phát hiện sớm có thể tăng nguy cơ tử vong. Nghiên cứu cho thấy mất ngủ mạn tính làm tăng 1,4 lần nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào và tăng 2,4 lần nguy cơ suy thận.
3. Đảo ngược nhịp sinh học ngày - đêm
Melatonin là hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh nhịp sinh học ngủ - thức của cơ thể. Ở những người khỏe mạnh, nồng độ melatonin thấp vào ban ngày, cao vào ban đêm. Tuy nhiên, ở những người bị bệnh thận, nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ melatonin của họ bị giảm đáng kể, từ đó dẫn tới rối loạn giấc ngủ cũng như nhịp sinh học ngày - đêm.
4. Khó thở
Khó thở là một trong các triệu chứng điển hình khác của bệnh thận. Nguyên nhân là do chức năng xử lý chất lỏng của thận bị suy yếu dẫn tới tích tụ chất lỏng trong cơ thể và gây ra hiện tượng khó thở, đặc biệt khi bệnh nhân nằm ngủ ban đêm.
5. Hội chứng chân không yên
.
Hội chứng chân không yên phổ biến ở những người mắc bệnh thận (Ảnh
minh họa)
Hội chứng chân không yên gặp ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. Theo nghiên cứu, những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính có hội chứng chân không yên sẽ có tỷ lệ tử vong, mắc bệnh tim mạch, trầm cảm, mất ngủ và suy giảm chất lượng cuộc sống nhiều hơn so với những người bệnh không bị hội chứng này.
Hội chứng chân không yên có các triệu chứng như cảm giác giảm châm chích, kiến bò trong chân xảy ra vào buổi tối hoặc ban đêm. Hội chứng này sẽ thuyên giảm một phần hoặc hoàn toàn khi bệnh nhân di chuyển.
6. Sưng bàn chân
Sưng, phù chân là triệu chứng cảnh báo đỏ của một số bệnh, trong đó có bệnh thận. Thông thường, tình trạng sưng, phù do bệnh thận sẽ nặng hơn vào buổi tối hoặc ban đêm và giảm dần vào buổi sáng. Điều này có thể do các rối loạn khác nhau ở thận bao gồm suy thận mạn tính hoặc viêm cầu thận, các bệnh về thận do thuốc.
Bạn đang xem: Khi thận suy hỏng, cơ thể sẽ xuất hiện 6 dấu hiệu này vào ban đêm
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Củ đậu được ưa thích nhưng hạt chứa chất cực độc, có thể chết người sau 2 giờ
- Nam thanh niên 29 tuổi suy thận độ 2 do tập thể thao sai cách: BS chỉ ra 2 sai lầm chết người
- Ba to cảnh báo suy thận
- Nam thanh niên suy thận cấp, phải lọc máu do nhiễm xoắn khuẩn sau chuyến đi chơi thác
- Người đàn ông suy thận giai đoạn cuối bật khóc khi biết nguyên nhân từ 1 thói quen
- Bị suy thận giai đoạn cuối ở tuổi 29