Infographic: Phân biệt đậu mùa khỉ với đậu mùa, thủy đậu và tay chân miệng qua nốt ban trên da
Đậu mùa khỉ, đậu mùa, tay chân miệng và thủy đậu là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có triệu chứng dễ gây nhầm lẫn.
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh này có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.
Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, biểu hiện khởi đầu của đậu mùa khỉ là sốt, sưng hạch, sau đó ít ngày bắt đầu xuất hiện các tổn thương trên da là các mụn nước giống với đậu mùa, thủy đậu, tay chân miệng nên rất dễ gây nhầm lẫn. Nhiều người vẫn chưa nắm rõ các dấu hiệu phân biệt bệnh này với các căn bệnh có triệu chứng tương tự.
Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Medlatec, người dân cần phân biệt, xác định bệnh sớm để có phương án điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nguy hiểm tới tính mạng.
Dưới đây là một số điểm nổi bật để phân biệt đậu mùa khỉ với đậu mùa, thuỷ đậu và tay chân miệng, căn cứ vào diễn biến nổi ban trên da theo Hướng dẫn của Bộ Y tế. Ban này sau đó tiến triển thành mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) rồi đến mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng). Khi khỏi bệnh nó sẽ đóng vảy khô rồi bong tróc và có thể để lại sẹo.
Cùng với đó, sự khác biệt của một số triệu chứng đi kèm cũng giúp phân biệt bệnh đầu mùa khỉ với các bệnh khác.
Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, nguy cơ bệnh này xâm nhập vào nước ta là rất lớn. Trong trường hợp phát hiện triệu chứng nghi nhiễm đậu mùa khỉ, người dân nên đi khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Bạn đang xem: Infographic: Phân biệt đậu mùa khỉ với đậu mùa, thủy đậu và tay chân miệng qua nốt ban trên da
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng
- Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng
- Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng
- TP. Hồ Chí Minh: Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện trở lại
- TP.HCM: Bé 5 tuổi tử vong nghi do bệnh tay chân miệng
- Trẻ 1 tuổi tử vong vì tay chân miệng, cha mẹ cần nhớ các dấu hiệu nguy hiểm