Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh điều hòa, máy lạnh Daikin đảm bảo sạch như mới
Trong quá trình sử dụng điều hòa Daikin, việc vệ sinh định kỳ sẽ giúp tăng tuổi thọ của thiết bị. Hãy tham khảo ngay cách vệ sinh điều hòa Daikin dưới đây để bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà nhé!
Xem nhanh nội dung
Tại sao nên vệ sinh điều hòa Daikin định kỳ?
Sau một thời gian sử dụng, các bộ phận của điều hòa bị bám bụi dẫn đến một số vấn đề sau:
- Màng lọc bẩn là ổ vi khuẩn phát tán bệnh: Màng lọc không khí có tác dụng lọc khuẩn nhưng sau một thời gian sử dụng thì màng lọc sẽ bị bám lại rất nhiều bụi bẩn. Lúc này, màng lọc sẽ trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh, không khí đi qua màng lọc này sẽ đem theo những mầm bệnh phát tán trong không khí gây hại cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là đối tượng người già và trẻ em.
- Ảnh hưởng hiệu suất hoạt động của điều hòa: Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia điện lạnh, sau một tuần hoạt động liên tục thiết bị sẽ bị giảm đi 1% khả năng làm lạnh do bị bụi bẩn bám vào. Vì vậy, để đạt được mức nhiệt như ý, thiết bị sẽ cần tiêu tốn nhiều tiền điện hơn.
- Giảm độ bền của thiết bị: Điều hòa có nhiều bụi bẩn khiến cho động cơ trong máy phải hoạt động với công suất lớn nhất. Nếu như tình trạng này diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài thì dù là sản phẩm điều hòa cao cấp hay bình dân cũng sẽ nhanh chóng giảm tuổi thọ và gặp phải các sự cố hư hỏng không đáng có.
- Giảm khả năng tản nhiệt của điều hòa: Bộ phận dàn nóng khi có quá nhiều bụi bẩn bám vào sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt cho thiết bị. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng động cơ bị quá tải và khiến thiết bị thường bị ngắt tự động khi đang vận hành.
Với những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy được việc vệ sinh đều đặn rất quan trọng, giúp thiết bị có thể hoạt động ổn định, bền bỉ, tiết kiệm điện năng và mang lại không khí trong lành, mát mẻ, tránh được các bệnh về đường hô hấp.
Các dụng cụ cần chuẩn bị khi vệ sinh điều hòa Daikin
Một số dụng cụ cần thiết khi vệ sinh điều hòa
Để tiến hành cách vệ sinh máy lạnh Daikin, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
- Máy bơm vệ sinh máy lạnh.
- Chai xịt vệ sinh máy lạnh.
- Túi vệ sinh máy lạnh.
- Đồng hồ đo gas chuyên dụng (nếu bạn muốn kiểm tra gas máy lạnh có bị rò rỉ hoặc sắp hết hay chưa).
- Một số dụng cụ vệ sinh khác như cọ vệ sinh máy lạnh, khăn lau, bộ tua vít, thang chữ A, dung dịch vệ sinh máy lạnh,…
Cách vệ sinh điều hòa Daikin
Bước 1: Thực hiện cách tháo vệ sinh điều hoà Daikin
Ghi nhớ vị trí ốc vít để dễ dàng lắp ráp lại
Trước khi tiến hành cách bảo dưỡng điều hòa Daikin, bạn cần nhớ ngắt nguồn điện của điều hòa để đảm bảo an toàn khi thực hiện.
Cách mở nắp máy lạnh Daikin: Tháo vỏ bảo vệ của cục nóng máy lạnh bằng cách mở các ngàm giữ, sau đó tháo thiết bị trượt ra khỏi tường. Nếu thiết bị cục nóng máy lạnh của bạn được lắp trên cửa sổ, hãy tháo khung lắp và vỏ ra. Bạn cần lưu ý vị trí của các loại ốc vít để có thể lắp ráp lại đúng vị trí ban đầu.
Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh
Dùng túi Nilon bịt kín phần bo mạch của dàn lạnh
Trước khi vệ sinh dàn lạnh, bạn cần dùng giẻ sạch hoặc túi nilon đã chuẩn bị trước đó, bịt kín phần bo mạch của dàn lạnh, tránh tình trạng nước trong quá trình vệ sinh bắn vào gây hỏng bo mạch.
Bạn nên dùng máy xịt rửa điều hòa hoặc là bình xịt nước cầm tay, xịt trực tiếp nước vào các khe kim loại trên dàn một cách từ từ, tránh xịt nước vào các bộ phận khác, sẽ làm hỏng máy.
Bước này khá quan trọng, đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mỉ của người làm vệ sinh vì nó có liên quan đến các bộ phận điều khiển hoạt động trực tiếp của điều hòa.
Bước 3: Vệ sinh dàn nóng
Xịt nước áp lực vào khe giữa các lá kim loại
Về kỹ thuật vệ sinh, quá trình vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa là phải làm sạch dàn lạnh và dàn nóng. Cách vệ sinh cục nóng điều hòa Daikin như sau:
- Dùng máy xịt rửa, bình xịt xịt nước áp lực vào khe giữa các lá kim loại.
- Phần quạt của cục nóng: Sử dụng khăn mềm hoặc những dụng cụ chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn bám trên trục và cánh quạt.
- Nếu phần trục có thiết kế cần được bôi trơn, thì nên dùng lượng dầu nhỏ để bôi trơn.
- Sử dụng bàn chải cứng để làm sạch bụi ở cuộn dây nóng.
Bước 4: Kiểm tra gas máy lạnh
Kiểm tra gas máy lạnh
Gắn đầu dây dài nối với đồ hồ đo, đầu còn lại nối vào giàn nóng tại cái đai ốc sạc gas. Sau đó, bạn kiểm tra kim chỉ hiển thị đồng hồ xem lượng gas thừa hay thiếu, ống dẫn có bị rò rỉ hay không. Nếu gặp tình trạng này, bạn hãy liên hệ đến trung tâm bảo hành hoặc cơ sở sửa chữa uy tín để khắc phục kịp thời.
>> Đọc thêm: Cách đo áp suất gas điều hòa & Bảng áp suất nạp ga điều hòa, máy lạnh
Bước 5: Lắp lại các bộ phận vào máy lạnh
Đảm bảo các bộ phận khô ráo trước khi lắp lại
Bạn cần chắc chắn rằng các bộ phận của dàn nóng và lạnh đều lau khô sạch sẽ thì mới tiến hành lắp lại. Bạn thực hiện ngược lại với bước tháo ra.
Bước 6: Kiểm tra lại
Sau khi hoàn tất việc vệ sinh máy lạnh tại nhà, bạn mở cầu dao điện cho máy hoạt động trở lại. Bạn theo dõi xem máy có làm lạnh nhanh, vận hành êm, có dấu hiệu bất thường không nhé!
Lưu ý khi thực hiện cách rửa máy lạnh Daikin
- Tần suất thực hiện tùy theo mức độ hoạt động của điều hòa: Máy lạnh trong các hộ gia đình thì nên làm vệ sinh 3 - 4 tháng/lần; với các công ty, văn phòng sử dụng giờ hành chính thì nên vệ sinh 2 - 3 tháng/lần; với các địa điểm như bưu điện, showroom,... là những nơi có nhiều bụi bặm, bụi vải, thời gian sử dụng điều hòa thường xuyên thì nên vệ sinh và bảo dưỡng trung bình 1 tháng/lần.
- Bạn cần kiểm soát lực phun nước vì lực phun quá mạnh, nhất là ở bảng mạch sẽ ảnh hưởng đến bo mạch.
- Bạn nên kiểm tra đường ống và van vì việc này giúp hạn chế tình trạng quá nhiệt làm hỏng dây.
- Đối với máy lạnh xài van thì lắp đặt hệ thống xì van ở mức cho phép.
Máy lạnh có hoạt động tốt, dùng được lâu dài hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo dưỡng định kỳ. Hy vọng rằng với cách vệ sinh điều hòa Daikin màđã chia sẻ, bạn có thể thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm ngay tại nhà. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh điều hòa, máy lạnh Daikin đảm bảo sạch như mới
Chuyên mục: Điện lạnh
Các bài liên quan
- So sánh điều hòa Casper và Funiki loại nào dùng tốt hơn
- So sánh điều hòa Mitsubishi và Panasonic nên mua loại nào dùng tốt hơn
- So sánh điều hòa Casper và Panasonic chi tiết nhất
- Cách xử lý máy lạnh, điều hòa Sumikura báo lỗi F4 từ A đến Z
- Cách khắc phục lỗi A1 điều hòa, máy lạnh Daikin chuẩn nhất
- Cách khắc phục lỗi E3 điều hòa, máy lạnh Midea đầy đủ nhất