Hướng dẫn cách đấu nối loa sub với cục đẩy công suất, hệ thống loa thanh Soundbar
Loa sub được sử dụng để tạo ra âm thanh siêu trầm, làm tăng tính đa dạng của chất âm. Vì thế, việc kết nối loa sub với các thiết bị như cục đẩy công suất và hệ thống loa thanh Soundbar sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời hơn bao giờ hết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay cách kết nối các thiết bị này nhé!
Loa sub được sử dụng để tạo ra âm thanh siêu trầm, làm tăng tính đa dạng của chất âm. Vì thế, việc kết nối loa sub với các thiết bị như cục đẩy công suất và hệ thống loa thanh Soundbar sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời hơn bao giờ hết. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu ngay cách kết nối các thiết bị này nhé!
Xem nhanh
1Các cổng dùng để đấu nối loa siêu trầm với các thiết bị bên ngoài
Cổng sub-in/out: Dùng để xuất và nhận tín hiệu âm thanh của loa siêu trầm.
Cổng LFE hay còn gọi là cổng Low Frequency Effect: Dùng để kết nối loa với amply có cổng kết nối LFE. Cổng này có chức năng chuyên dụng dành cho hiệu ứng âm thanh tần số thấp, tần số âm thanh thấp này thường được sử dụng trong các track phim.
Cổng DIRECT hoặc Bypass: Cổng này khá đặc biệt không phải lúc nào cũng xuất hiện trên loa siêu trầm. Chức năng của cổng DIRECT hoặc Bypass cũng tương tự như cổng sub-in/out nhằm xuất và nhận tín hiệu âm thanh.
2Cách nối loa sub với hệ thống loa thanh Soundbar
Các bước kết nối
Việc kết nối loa sub với loa Soundbar khá đơn giản vì hiện tại nhiều nhà sản xuất đã nâng cao tính năng kết nối không dây như Bluetooth hay Wi-Fi.
Khi đó, bạn chỉ cần bật chế độ đồng bộ hóa loa Soundbar với loa siêu trầm bằng ứng dụng và những tính năng mà nhà sản xuất tạo ra, chắc chắn khi kết nối xong sẽ đem lại cho bạn trải nghiệm âm thanh tuyệt vời.
Tuy nhiên, nếu loa sub hay loa Soundbar của bạn không có các kết nối không dây thì cùng đừng lo lắng, bạn có thể kết nối bằng jack 3.5mm trắng đỏ qua cổng Sub-in/out nhé!
Cách khắc phục lỗi loa sub mất kết nối với loa thanh
Trong quá trình đang sử dụng loa sub kết nối với loa thanh bị mất tín hiệu thì bạn có thể thực hiện thao tác sau để khắc phục:
Bước 1: Sử dụng điều khiển hoặc phím cứng trên loa thanh > Bấm nút Source để chuyển nguồn trên loa thanh về D.IN.
Bước 2: Sau đó, nhấn giữ nút ID SET ở sau lưng của loa Sub và chờ đèn STANDBY tắt và LINK (đèn LED màu xanh) nhấp nháy liên tục.
Bước 3: Thực hiện thao tác trên điều khiển từ xa:
- Đối với những dòng loa thanh K,J thì bạn hãy nhớ phím Mute trên điều khiển từ xa cho đến khi dòng chữ ID SET xuất hiện trên màn hình của loa thanh.
- Đối với dòng loa Model HW-K950 và Model M, hãy nhấn phím VOL trên điều khiển từ xa cho đến khi dòng chữ ID SET xuất hiện trên màn hình loa thanh.
- Đối với dòng loa Model R, N, bạn nhấn giữ phím Điều hướng trên điều khiển từ xa cho đến khi dòng chữ ID SET xuất hiện trên loa thanh.
Bước 4: Nếu đèn xanh xanh không còn nhấp nháy nữa mà dừng hẳn là đã kết nối thành công. Nếu trong quá trình thực hiện đèn xanh vẫn còn nhấp nháy thì bạn phải thực hiện lại từ bước 1.
Để kiểm tra chắc chắn xem loa hai loa của bạn có kết nối với nhau không thì bạn chỉ cần dùng điều khiển từ xa tắt loa thanh lúc này đèn của loa sub sẽ chuyển sang màu đỏ. Khi bật loa thanh lên thì đèn của loa sub sẽ chuyển sang màu xanh nghĩa là loa thanh và loa sub đã được kết nối với nhau.
3Hướng dẫn kết nối loa sub với cục đẩy công suất
Cách lựa chọn cục đẩy phù hợp để kết nối với loa sub
Để có thể tạo ra âm thanh hay nhất thì việc lựa chọn cục đẩy với loa sub phù hợp. Nếu như bạn lựa chọn loa sub với cục đẩy không hợp với nhau sẽ cho ra âm thanh không chất lượng, âm thanh không ổn định thậm chí là bị hỏng hóc trong quá trình kết nối.
Để lựa chọn cục đẩy và loa sub phù hợp thì bạn cần dựa vào 2 yếu tố chính:
- Trở kháng: Yêu cầu trở kháng của cục đẩy phải lớn hơn trở kháng của loa. Ví dụ: Nếu bạn đang sử dụng loa 8 ohm thì bạn nên lựa chọn cục đẩy có trở kháng nhỏ hơn có thể là 8 ohm/4 ohm/2 ohm.
- Công suất: Bạn nên lựa chọn công suất của lực đẩy lớn hơn công suất của loa siêu trầm, công suất lý tưởng là lớn hơn 1.5 - 2 lần.
Chuẩn bị trước khi thực hiện đấu nối
Những thiết bị, dây kết nối mà bạn cần chuẩn bị trước khi thực hiện kết nối loa sub với cục đẩy như sau:
- Cục đẩy có đầu nối và loa sub.
- Dây để nối loa sub với cục đẩy.
- Đầu kết nối Speakon.
- Kéo, tua vít.
Cách đấu loa sub vào cục đẩy chuẩn nhất
Đấu 1 loa sub với cục đẩy: Bạn hãy lấy dây jack Speakon để kết nối hai thiết bị. Một đầu dây cắm vào cổng OUT của cục đẩy, đầu còn lại cắm vào cổng IN của loa sub.
Đấu 2 loa sub với cục đẩy: Bạn cần phải sử dụng 2 dây jack Speakon.
Đầu tiên, sử dụng 1 đầu của dây jack 1 cắm vào cổng OUT của khu vực CH1, đầu còn lại thì cắm vào cổng IN của loa sub 1.
Tiếp tục sử dụng dây jack 2 cắm tương tự như dây jack, cắm dây jack vào cổng OUT của khu vực CH2, đầu còn lại thì cắm vào cổng IN của loa sub 2.
Đấu 4 loa sub với cục đẩy: Trường hợp này khá ít sử dụng khi kết nối nhưng nếu thực hiện thì vẫn có thể kết nối. Bạn cần sử dụng đến 4 jack Speakon.
Đầu tiên sử dụng dây jack 1 cắm vào cổng OUT của khu vực CH1 của cục đẩy, đầu còn lại cắm vào cổng IN của loa sub 1.
Sau đó, sử dụng jack 2 cắm vào cổng OUT của loa sub 1 và đầu còn lại cắm vào cổng IN của loa sub 2. Đối với loa sub 3 và loa sub 4 làm tương tự như loa sub 2.
Lưu ý khi thực hiện cách đấu loa sub vào cục đẩy
- Nên lựa chọn dây loa chất lượng tốt, đầu jack Speakon nên là loại tốt để đảm bảo truyền được tín hiệu âm thanh chuẩn và ổn định nhất. Dây loa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng âm thanh nên bạn cần lưu ý.
- Bạn nên lưu ý phải nối đúng cực khi đấu loa sub với cực đẩy. Nếu bạn sử dụng dây Speakon 2 đầu thì mà không biết nối đầu nào thì nên đến các cửa hàng âm thanh để hỗ trợ bạn cách nối giữa các đầu. Trường hợp bạn sử dụng dây 1 đầu jack Speakon thì bạn phải lưu ý nối đúng cực, nếu không đúng cực thì âm thanh sẽ bị triệt tiêu.
- Đảm bảo việc cắm hai đầu luôn đúng bởi nếu bạn cắm sai thì loa vẫn hoạt động được nhưng khi rút dây ra thì có thể dây hoặc cổng kết nối sẽ bị hỏng.
4Một số lưu ý khi đấu nối loa sub
Khi đấu nối dây từ loa sub đến loa Soundbar, cục đẩy công suất cũng như các thiết bị điện tử, bạn cần chú ý một số điều như sau:
- Đảm bảo các kết nối của bạn được cắm đúng cổng.
- Dây dẫn tín hiệu cần chắc chắn và không bị đứt.
- Khoảng cách càng xa thì mức độ suy hao tín hiệu càng lớn. Do đó, bạn nên đặt loa sub gần hệ thống loa thanh hay cục đẩy. Nếu bắt buộc phải đặt xa, bạn cần lựa chọn dây dẫn tín hiệu chất lượng tốt.
- Điều chỉnh âm thanh loa sub:
Khi bạn kết nối xong thì điều tiếp theo bạn cần làm đó là điều chỉnh âm thanh làm sao chất lượng âm thanh phát ra hay, chuẩn.
Nếu âm lượng của loa quá to mà tiếng Bass của loa lại quá nhỏ thì sẽ tạo ra âm thanh không có chiều sâu, độ rộng và sự sôi động của chất âm. Ngược lại, nếu âm lượng của loa quá nhỏ mà tiếng Bass quá to sẽ tạo cho người nghe choáng, nhức đầu. Vì vậy việc điều chỉnh âm lượng của loa và tiếng Bass phù hợp là vô cùng cần thiết.
Đầu tiên, bạn nên mở một bản nhạc có nhiều âm trầm. Bạn sẽ dựa vào mức độ của loa chính để điều chỉnh âm lượng của loa sub sao cho phù hợp. Mức độ loa thì nó không có cụ thể nhất định, phụ thuộc vào tai nghe của mỗi người.
Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý mức độ to nhỏ của loa sub còn phụ thuộc vào vị trí đặt loa. Theo kinh nghiệm, nếu đặt loa sub ở trong góc phòng sẽ tạo ra âm thanh to và vang hơn.
- Điều chỉnh tần số phù hợp:
Tai người có thể nghe dải tần số âm thanh trong khoảng từ 20 - 20kHz. Dải tần âm của loa trầm phát ra thì tương đối thấp, mỗi loa sub sẽ có dải tần số chuyên biệt nên bạn không thể theo dõi được. Nhà thiết kế loa sub đã tạo ra nút LPF để đảm nhận việc cắt tần số từ 30Hz – 150Hz bù vào phần loa siêu trầm.
Đa số người ta thường điều chỉnh nút LPF bằng các bật nhạc lên và vặn nút sao cho phù hợp với cách nghe nhạc của người dùng. Đối với người chưa rành trong việc điều chỉnh tần số thì nên đọc trước tần số của loa rồi chỉnh cắt tần số sao cho phù hợp.
Việc điều chỉnh tần số loa là vô cùng quan trọng vì nó sẽ mang lại âm thanh mượt mà, nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn điều chỉnh sai thì có thể tạo hiện tượng chồng âm gây khó chịu cho người nghe.
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn cách đấu nối loa sub với cục đẩy công suất, hệ thống loa thanh Soundbar. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách đấu nối loa sub với cục đẩy công suất, hệ thống loa thanh Soundbar
Chuyên mục: Tivi & Thiết bị nghe nhìn