Hiệu quả mũi 3 vaccine COVID-19 sau 4 tháng còn bao nhiêu? Dữ liệu ‘nóng’ từ CDC Mỹ
CDC Mỹ vừa công bố dữ liệu mới nhất về hiệu quả mũi 3 vaccine COVID mRNA theo thời gian, cụ thể là vào 2 tháng và 4 tháng sau tiêm.
Thứ 6 tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong, trong đó có dữ liệu về hiệu quả mũi 3 vaccine COVID-19 mRNA theo thời gian, hãng tin Reuters đưa tin.
Theo dữ liệu này, khả năng bảo vệ của mũi 3 vaccine mRNA (vaccine Moderna hoặc vaccine Pfizer – BioNTech) suy yếu nhanh chóng sau vài tháng.
Hiệu quả vaccine khi Delta
chiếm ưu thế
Theo các nhà nghiên cứu, trong làn sóng ca nhiễm biến thể Delta ở
Mỹ, hiệu quả của liều 2 vaccine mRNA ở thời điểm 2 tháng sau khi
tiêm là 94% đối với nguy cơ nhập viện và 92% đối với nguy cơ khám
cấp cứu.
Hiệu quả giảm dần sau đó, nhưng tăng lên lần lượt 96% và 97% sau hai tháng sau khi tiêm mũi 3.
Tuy nhiên, 4 tháng sau tiêm mũi 3, khả năng bảo vệ giảm xuống còn lần lượt là 76% và 89%.
Các lọ vaccine Pfizer phòng COVID-19.
Hiệu quả vaccine khi
Omicron chiếm ưu thế
Khi Omicron trở thành biến thể chiếm ưu thế ở Mỹ, hiệu quả của
vaccine ở thời điểm 2 tháng sau liều 2 là 71% trước nguy cơ nhập
viện và 69% trước nguy cơ khám cấp cứu.
Tiêm mũi 3 không thấy tác dụng phụ
có nên lo lắng? Chuyên gia tiết lộ điều ít người biết
Hiệu quả này tăng lên lần lượt 91% và 87% vào hai tháng sau khi
tiêm mũi 3, nhưng giảm còn 78% và 66% trong bốn tháng sau mũi
3.
Ý nghĩa của nghiên
cứu
Các con số này được rút ra từ việc phân tích 241.204 lượt khám cấp
cứu liên quan đến COVID-19 và 93.408 trường hợp nhập viện vì
COVID-19 từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022.
Nhà khoa học Brian Dixon thuộc Viện Regenstrief và Đại học Indiana, Mỹ, một trong những nhà khoa học đứng đằng sau nghiên cứu, cho biết: "Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng liều vaccine tăng cường có thể là cần thiết. Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng những người gốc Tây Ban Nha hoặc người da màu có khả năng tiêm liều vaccine thứ ba thấp hơn một nửa so với những người da trắng, khiến họ dễ nhiễm COVID nặng hơn".
Các lọ vaccine Moderna phòng COVID-19.
Nghiên cứu khác cho thấy
điều gì?
Trong một bản cập nhật hồi đầu tháng 2, CDC Mỹ cho biết những người
Mỹ đã tiêm mũi tăng cường vaccine COVID-19 có nguy cơ tử vong do
SARS-CoV-2 thấp hơn 97 lần so với những người không tiêm.
Ngoài ra, những người Mỹ được tiêm hai liều vaccine có nguy cơ tử vong do COVID-19 thấp hơn 14 lần so với những người không tiêm.
Tiến sĩ, Bác sĩ Rochelle Walensky, giám đốc CDC Mỹ, cho biết trong một cuộc họp báo của Nhóm phản ứng COVID-19 Nhà Trắng: "Những dữ liệu này xác nhận rằng việc tiêm chủng và liều tăng cường tiếp tục bảo vệ chống lại bệnh nặng và nhập viện, ngay cả trong làn sóng gia tăng số ca nhiễm Omicron".
Bà Walensky nói thêm: "Nếu bạn không tiêm liều tăng cường vaccine COVID-19, bạn đã không tối ưu hóa khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng và tử vong, và bạn nên tiêm chủng và tiêm tăng cường nếu bạn đủ điều kiện".
Ngoài ra, vào tháng 10 năm 2021, các nhà khoa học từ Mỹ và Israel cũng công bố kết quả một nghiên cứu thế giới thực về hiệu quả mũi 3 Pfizer – BioNTech. Đây là nghiên cứu thế giới thực lớn nhất về hiệu quả mũi 3 Pfizer.
Bạn đang xem: Hiệu quả mũi 3 vaccine COVID-19 sau 4 tháng còn bao nhiêu? Dữ liệu ‘nóng’ từ CDC Mỹ
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Giáo sư người Việt tại Úc: 3 lý do để tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 5 đến 11 tuổi
- Sau 24h, Hà Nội gần chạm mốc 4.000 ca mắc Covid-19 mới, có 798 ca cộng đồng; quận Hoàng Mai dẫn đầu
- Ngày 15/2: Lần đầu số mắc COVID-19 mới ở nước ta lên đến 31.814 ca
- Cúng rằm tháng Giêng, combo vàng mã vắc xin, xịt khuẩn, bảo hộ Covid-19
- 3 việc cặp đôi nào cũng làm trong Valentine nhưng những cặp đôi mắc COVID-19 thì tốt nhất đừng làm
- Ngày 14/2, thêm 29.413 ca COVID-19 mới, 20.924 ca trong cộng đồng