Hiểm họa từ kit test Covid-19
Hàng tỷ bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 đã qua sử dụng là vấn đề đáng lo ngại cho môi trường, đồng thời là lời nhắc nhở mọi hành động của con người sẽ để lại tác động tới tự nhiên.
Biến chủng siêu lây nhiễm Omicron một lần nữa khiến nhu cầu xét
nghiệm tại gia tăng cao trở lại ở nhiều quốc gia. Mỗi tuần, nước
Anh tiêu thụ hàng triệu kit xét nghiệm Covid-19. Trong khi đó, Tổng
thống Joe Biden mới đây đặt mua 500 triệu bộ xét nghiệm để phát
miễn phí cho người Mỹ.
Bên cạnh tiêm chủng và thuốc điều trị, sự phổ biến của kit xét nghiệm nhanh giúp các quốc gia có cơ hội ứng phó với đại dịch Covid-19 hiệu quả hơn so với năm 2020.
Thế nhưng, việc hàng triệu, hàng tỷ dụng cụ xét nghiệm nhanh bị thải ra môi trường tiềm ẩn những tác động đáng lo ngại cho thiên nhiên, theo Channel News Asia.
Hiểm họa từ quá trình sản
xuất
Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh có tên có tên LFD là loại phổ biến nhất
ở Anh. Người dân có thể được Dịch vu Y tế Quốc gia phát miễn phí
hoặc mua tại các hiệu thuốc.
Toàn bộ các bộ phận cấu thành bộ xét nghiệm Covid-19 này chứa 10
gram nhựa không thể tái chế. Thanh xét nghiệm nặng khoảng 4 gram.
Các cấu phần còn lại của dụng cụ xét nghiệm gồm ống chiết xuất,
nắp, gạc và túi có khóa kéo để tiêu hủy.
Dụng cụ xét nghiệm Covid-19 phổ biến ở Anh. Ảnh: Channel News
Asia.
Quá trình sản xuất các vật dụng bằng nhựa thải ra lượng lớn khí nhà
kính, chủ yếu là carbon dioxide (CO2). Khối lượng CO2 thải ra sẽ
tùy thuộc vào loại vật liệu được sử dụng.
Sản xuất các loại nhựa nhẹ, kém bền sử dụng để đóng gói hoặc trong các sản phẩm gia dụng thường tạo ra 1,5-3,1 gram khí CO2 trên mỗi gram nhựa.
Nếu quá trình sản xuất mỗi gram nhựa thành phẩm tạo ra trung bình khoảng 2,25 gram CO2, đồng nghĩa việc sản xuất một bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh Covid-19 sẽ thải ra môi trường 22,5 gram khí CO2.
Dữ liệu hàng tuần từ Cơ quan Xét nghiệm và Truy vết NHS Anh cho thấy trong giai đoạn từ cuối tháng 5/2021 đến giữa tháng 11/2021, khoảng hơn 1,7 triệu người được xét nghiệm ít nhất một lần mỗi tuần.
Giả sử việc xét nghiệm được tiến hành trên cùng một bộ dụng cụ, mỗi tuần, khoảng 39 tấn CO2 được thải ra là sản phẩm từ các bộ dụng cụ xét nghiệm sử dụng chỉ riêng ở Anh.
Lúc này, biến chủng Omicron đang tạo ra một làn sóng ca mắc Covid-19 tồi tệ chưa từng có ở hàng loạt quốc gia, dẫn đến nhu cầu xét nghiệm tăng cao. Điều này đồng nghĩa việc sản xuất dụng cụ xét nghiệm Covid-19 cũng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.
Hiển nhiên, Covid-19 cũng như phát thải khí nhà kính không phải vấn đề của riêng quốc gia nào, bởi vậy cần có biện pháp đối phó ở quy mô toàn cầu.
Tác động không ngờ từ
Covid-19
Thu thập dữ liệu trên khắp thế giới về quy mô sử dụng thiết bị xét
nghiệm Covid-19 là bất khả thi, bởi không phải mọi quốc gia đều có
ghi chép đầy đủ việc xét nghiệm.
Tuy nhiên ước tính, cho đến ngày 15/12/2021, thế giới đã sử dụng ít nhất 3,6 tỷ bộ xét nghiệm Covid-19, tương đương lượng khí CO2 đã thải ra là khoảng 81.700 tỷ tấn.
Lượng phát thải này bằng với khí nhà kính từ sinh hoạt hàng năm của trung bình 17.000 người. Con số này chỉ tương đương 0,0002% dân số thế giới, bởi vậy lượng CO2 chưa đủ lớn nếu so với tổng lượng phát thải từ các hoạt động khác của con người.
Tuy nhiên, lượng khí CO2 sản phẩm từ hoạt động sản xuất dụng cụ xét nghiệm Covid-19 là chỉ dấu đáng chú ý cho thấy mọi hành vi của con người đều để lại ảnh hưởng đến khí hậu, và Covid-19 thực tế có những tác động xa hơn so với nhận thức của đa phần nhân loại.
Người dân thành phố Vũ Hán, Trung Quốc lấy mẫu xét nghiệm virus
SARS-CoV-2. Ảnh: Reuters.
Covid-19 không chỉ mang tới lượng phát thải CO2 từ quá trình sản
xuất dụng cụ xét nghiệm, mà còn là rác thải nhựa từ những dụng cụ
xét nghiệm đã qua sử dụng, chất thải từ khẩu trang, các loại trang
thiết bị y tế cá nhân, và các loại hóa chất khác được sử dụng trong
y tế.
Ở Anh, Mỹ và các nước phát triển, giống như mọi rác thải khác, những bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 được bỏ vào thùng rác thông thường. Chúng sau đó có thể được đưa tới các nhà máy điện để đốt, từ đó tái tạo năng lượng, một trong những phương thức góp phần hạn chế tác động tới môi trường.
Nhưng tại nhiều nơi khác trên thế giới, thiết bị xét nghiệm Covid-19 bị coi là rác thải y tế. Chúng sẽ bị đưa tới các lò thiêu để tiêu hủy, không mang lại bất cứ lợi ích nào về tái tạo năng lượng.
Bạn đang xem: Hiểm họa từ kit test Covid-19
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Hải Dương có ca mắc biến chủng Omicron đầu tiên: Không sốt, không tức ngực khó thở
- Biến thể Omicron nhẹ hơn nhưng vẫn gây nguy hiểm cho trẻ em
- COVID-19 ở Hà Nội: Hơn 36.000 F0 khỏi bệnh, 174 trường hợp tử vong
- Nghiên cứu chỉ ra Omicron gây bệnh nhẹ vì ít tấn công phổi
- Thêm 16.914 ca Covid-19, Hà Nội có hơn 2.000 F0
- Cảnh báo triệu chứng nhiễm Omicron trên da ít người biết, dễ bị bỏ qua