Hai người đàn ông đi cấp cứu vì bị tai nạn trong chính căn nhà mình
Hai bệnh nhân ở Vĩnh Phúc vào viện cấp cứu với nhiều vết thương bầm dập ở chân do bị chó nhà cắn.
Trong tuần qua, các bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp nhận một số trường hợp bị chó cắn với nhiều vết thương phức tạp.
Điển hình là trường hợp ông T.Q.P (55 tuổi, trú tại huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) vào viện cấp cứu sau khi bị chó cắn. Bệnh nhân có hai vết thương nặng ở chân trái, mép vết thương bầm dập, tổn thương gân cơ. Các bác sĩ đã khẩn trương tiến hành sát trùng, sơ cứu và khâu vết thương, đồng thời tiêm phòng cho bệnh nhân.
Trường hợp khác là bệnh nhân H.C.G. (73 tuổi, trú tại huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) vào viện cấp cứu với 8 vết thương dưới đùi phải, vết dài nhất khoảng 3cm, bầm dập, tổn thương gân cơ, chảy nhiều máu qua vết thương.
Hai bệnh nhân này đều bị chó nhà cắn gây tổn thương nặng.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Dương Ngọc Hưng, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, chó cắn không chỉ gây thương tích trên cơ thể còn ảnh hưởng tới tinh thần người bệnh.
Chó cắn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh dại. Khi khởi phát bệnh, tỷ lệ sống sót ở động vật và người gần như bằng không.
Khi bị chó, mèo, vật nuôi cắn, người bệnh vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng. Virus dại ủ bệnh trong cơ thể khoảng 1 đến 3 tháng. Sau đó, người bệnh bắt đầu bị sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, uể oải, cảm giác sợ hãi, vị trí cắn tê đau.
Virus di chuyển lên hệ thống thần kinh trung ương và phá hủy hoàn toàn các tế bào thần kinh. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị cho người mắc bệnh dại khi đã lên cơn, tỷ lệ tử vong là 100%.
Cách sơ cứu khi bị chó mèo cắn:
1. Khi bị chó mèo cắn, cần rửa sạch vết thương ngay lập tức bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục từ 10-15 phút.
2. Nếu không có xà phòng, rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút và rửa kỹ vết thương với cồn 75 độ.
3. Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại, tránh băng kín vết thương.
4. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bầm dập. Đặc biệt, người dân không tự sử dụng thuốc Nam phòng dại.
5. Sau sơ cứu, cần đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế để được điều trị và tiêm phòng dại.
6. Để phòng tránh chó mèo cắn, không đùa, trêu chọc chó, mèo đặc biệt là trẻ nhỏ.
Bạn đang xem: Hai người đàn ông đi cấp cứu vì bị tai nạn trong chính căn nhà mình
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Nữ điều dưỡng cấp cứu em bé bị sặc sữa: 'Thấy nhịp tim của con, tôi ngã quỵ'
- Lý do nhiều người nguy kịch sau khi ăn xà lách
- Ăn khoai lang hấp mỗi ngày, người phụ nữ hoảng hốt khi nhận kết quả khám gan
- Tiêm vaccine bạch hầu rồi có nguy cơ mắc bệnh nữa không?
- Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào mà từng được coi là nỗi ám ảnh của thế giới?
- Nữ sinh tử vong do bệnh bạch hầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cấp