Giá xăng dầu hôm nay 2/4: Dầu lao dốc, vì sao xăng không thể giảm 2.000 đồng/lít?
Giá dầu thô tiếp đà giảm trong phiên giao dịch sáng nay (2/4) và ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong gần hai năm. Trong nước, vì sao giá xăng không thể giảm 2.000 đồng/lít tương ứng với giảm thuế bảo vệ môi trường?
Giá dầu thô tiếp đà giảm trong phiên giao dịch sáng nay (2/4)
và ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong gần hai năm.
Giá xăng dầu hôm nay 2/4: Dầu lao dốc, vì sao xăng không thể giảm 2.000 đồng/lít?
Giá xăng dầu hôm nay 2/4: Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,9% xuống 99,38 USD/thùng vào lúc 6h46 (giờ Việt Nam) ngày 2/4. Giá dầu thô Brent giao tháng 6 giảm 0,34% xuống 104,35 USD/thùng.
Giá dầu cũng giảm mạnh trong phiên hôm qua, khi Mỹ và các đồng minh dự định giải phóng một lượng dầu “khổng lồ” ra thị trường để hạ nhiệt giá. Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI giảm 6,99% xuống 100,28 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giảm 6,04% xuống 104,71 USD/thùng.
Bên cạnh việc chính quyền Tổng thống Mỹ Biden quyết định mở kho dự trữ chiến lược trong suốt 6 tháng, với lượng dầu tương đương 1 triệu thùng/ngày để hạ nhiệt cho thị trường, một chính sách nữa mà chính phủ đề xuất là thúc giục các công ty dầu khí trong nước nâng sản lượng.
Trước mắt, Tổng thống Biden kêu gọi tính phí đối với các công ty có các hợp đồng cho phép khoan và khai thác trên đất liên bang mà không sử dụng. Trước đấy, một số nghị sĩ cũng đề nghị sẽ đánh thuế khoản thu lợi nhuận lớn mà các công ty được hưởng lợi, khi giá dầu tăng vọt do tác động của việc Nga tấn công vào Ukraine.
Tuy vậy, thực tế, ngay cả nếu các công ty có muốn tăng sản lượng, hiện tại về mặt năng lực họ khó có thể đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân là các công ty đang đối mặt với nhiều khó khăn về mặt logistics cũng như về nhân lực.
Hiện tại số giàn khoan đang ở mức 531 giàn, thấp hơn đáng kể con số trên 800 giàn thời kỳ trước dịch Covid-19. Khó khăn từ việc thuê nhân công đúng ngành cho đến tắc nghẽn tuyến vận chuyển, hoạt động sản xuất công nghiệp lẫn giá đầu vào sắt thép tăng đang tạo ra sức ép cho các ngành kinh tế nói chung lẫn ngành công nghiệp khai thác.
Hơn thế nữa, kể cả khi các vấn đề này được giải quyết, thì từ khi bắt đầu hoạt động khoan cần ít nhất 6-8 tháng để giếng dầu đi vào hoạt động. Trong khi đó, số lượng giếng khoan đã đào nhưng chưa đi vào hoạt động (DUCs) vốn có thể kích hoạt để nhanh chóng gia tăng sản lương, hiện tại thấp hơn 1 nửa so với con số trong năm 2020.
Không những thế, số lượng DUCs còn giảm 19 tháng liên tiếp. Như vậy cho đến hết năm nay, khó có thể thấy sản lượng dầu đá phiến từ Mỹ gia tăng một cách có ý nghĩa. Vì vậy, dù có giảm trong ngắn hạn, giá dầu cũng khó có thể quay trở lại vùng giá năm ngoái.
Giá dầu WTI thất bại trong việc phá vỡ kháng cự vùng 101,20 USD/thùng và do đó có khả năng sẽ còn giảm sâu trong hôm nay và thách thức hỗ trợ vùng 96 USD/thùng.
Biểu đồ phân tích kỹ thuật giá dầu WTI. Nguồn: MXV
Trong nước, giá xăng được cho là giảm không như kỳ vọng khi thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng này giảm 2.000 đồng/lít, còn giá chỉ giảm hơn 1.000 đồng/lít.
Bộ Công Thương cho biết, chu kỳ điều hành 10 ngày qua, mặc dù giá xăng dầu có xu hướng tăng giảm đan xen, nhưng xu hướng chung là tăng.
Điều này dẫn tới bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 21/3 và kỳ điều hành ngày 1/4 tăng khoảng 4% với xăng và trên 15% với dầu. Vì vậy, mức giá tăng mạnh của thế giới đã tác động trực tiếp đến cơ cấu tính giá xăng dầu trong nước. Cơ quan điều hành đã phải tính toán cân đối sử dụng và trích lập Quỹ bình ổn giá ở mức phù hợp.
Cụ thể, ở kỳ điều hành từ 0h ngày 1/4, sau khi trích lập vào quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng E5RON92 ở mức 250 đồng/lít và RON95 ở mức 200 đồng/lít, dầu diesel ở mức 100 đồng/lít, liên Bộ đã chi quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng dầu hỏa ở mức 500 đồng/lít, giá bán được áp dụng giảm trên 1.000 đồng với xăng và tăng tới 1.500 đồng với dầu.
Tại điều hành lần này, theo nghị quyết số 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thuế bảo vệ môi trường đã được cho phép giảm từ 700-2.000 đồng/lít/kg. Trong đó xăng E5RON92 giảm 1.900 đồng/lít, xăng RON95 giảm 2.000 đồng/lít, dầu diesel và dầu mazut giảm 1.000 đồng/lít/kg, dầu hỏa giảm 700 đồng/lít.
Cơ quan điều hành tính toán, nếu trong chu kỳ này không giảm thuế bảo vệ môi trường, giá xăng E5RON92 sẽ tăng là 1.069 đồng/lít và giá bán sẽ là 29.399 đồng/lít; xăng RON95 sẽ tăng 1.161 đồng/lít và giá bán sẽ là 30.353 đồng/lít. Tương tự với dầu diesel, giá sẽ tăng mạnh hơn là 2.547 đồng/lít và giá bán sẽ là 26.180 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 2/4: Cả hai loại xăng E5 RON92 và RON95 có giá bán không cao hơn 27.309 đồng/lít xăng E5 RON92 và 28.153 đồng/lít xăng RON95; dầu diesel có giá bán không cao hơn 25.080 đồng/lít; dầu hỏa có giá bán không cao hơn 23.764 đồng/lít; dầu mazut có giá bán không cao hơn 20.929 đồng/kg.
Bạn đang xem: Giá xăng dầu hôm nay 2/4: Dầu lao dốc, vì sao xăng không thể giảm 2.000 đồng/lít?
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Giá xăng tăng gần 700 đồng lít, kết thúc đà giảm
- Ngày mai, giá xăng tăng mạnh sau 3 lần giảm liên tiếp
- Xuất hiện loại xăng mới, giá bán đắt nhất Việt Nam
- Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh
- Giá xăng giảm gần 1.000 đồng/lít, tin vui sau kỳ nghỉ lễ
- Thử ngay 4 cách sau để việc tiết kiệm của bạn hiệu quả gấp bội