Giá vé máy bay “nhảy múa” từng ngày
Hiện giá vé máy bay vẫn bị đẩy lên rất cao do nhu cầu đi lại của người dân và giá nhiên liệu cao kỷ lục.
Theo ghi nhận cùng với sự phục hồi của thị trường du lịch sau đại dịch, giá vé máy bay đến các điểm nóng du lịch mùa hè cũng đang tăng nóng.
Thời điểm hiện tại, lên mạng tìm vé máy bay của Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways... cho các chuyến bay đến các địa điểm du lịch nội địa vào cuối tháng 6 và tháng 7, hành khách không khỏi bất ngờ khi giá vé "nhảy múa" theo từng ngày.
Cụ thể, vé khứ hồi đường bay Hà Nội - Đà Nẵng (đã gồm thuế phí) của Vietnam Airlines dao động từ 3 - 5 triệu đồng; Bamboo Airways, khoảng 3 - 4 triệu đồng tùy giờ bay; Vietjet Air thấp hơn một chút song cao hơn nhiều so với hồi đầu năm hoặc cùng thời điểm những năm trước.
Máy bay của các hãng hàng không tại một sân bay. Ảnh: TTXVN.
Tương tự, đường bay Hà Nội - Phú Quốc, giá vé của Vietnam Airlines và Bamboo Airways dao động từ 4 - 10 triệu đồng một cặp vé khứ hồi; Vietjet thấp hơn 1 chút cũng trong khoảng từ 3 - 7 triệu đồng/khứ hồi.
Với đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, giá vé của Vietnam Airlines cao nhất tới 11 triệu đồng cho một cặp vé khứ hồi; Bamboo Airways khoảng 10 triệu đồng và Vietjet Air là 7 triệu đồng.
So với đầu năm và cả năm 2021, mức giá trên đã tăng gấp đôi.
Vé máy bay "té nước" theo xăng
Một trong những nguyến nhân khiến giá vé máy bay tăng mạnh là nhu cầu đi du lịch dịp hè tăng rất cao. Người dân ai cũng có kế hoạch đi du lịch sau một thời gian dài giãn cách xã hội, đóng cửa các điểm đến. Cùng với sự phục hồi của kinh tế - xã hội, lượng khách du lịch nội địa 5 tháng đầu năm 2022 của Việt Năm tăng 243% so với cùng kỳ năm 2021, với tổng lượng khách nội địa lên đến 48,6 triệu lượt.
Nhu cầu khách đi du lịch tăng cao khiến giá vé bay nội địa tới các điểm đến hàng đầu của Việt Nam như Phú Quốc, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang,... luôn căng thẳng. Dự báo, giá vé bay còn tăng trong thời gian tới.
Đặc biệt, theo nhiều chuyên gia, giá vé máy băng tăng mạnh xuất phát từ yếu tố đặc biệt quan trọng nhất là giá xăng đang không ngừng lập đỉnh. Kể từ đầu năm 2022, giá xăng dầu liên tục tăng và có mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7/2014.
Đối với hàng không, chi phí nhiên liệu chiếm đến 30 - 40% tổng chi phí của hãng bay, nếu không có các giải pháp hỗ trợ kịp thời từ cơ quan quản lý nhà nước, giá xăng tăng cao sẽ tác động tiêu cực đến ngành hàng không (ngành động lực phát triển của nền kinh tế).
Đại diện Vietnam Airlines cho biết, hãng đang gặp nhiều khó khăn do giá nhiên liệu bay tăng mạnh. Vietravel Airlines, đánh giá, chi phí nhiên liệu biến động là thách thức cực lớn cho các hãng hàng không, thậm chí một số hãng có thể phải dừng bay nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng cao.
Bamboo Airways cũng cho biết, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải hàng không nên việc giá nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng lớn tới giá thành và chi phí sản xuất kinh doanh của tất cả các hãng bay trong nước. Đây là là điều bất lợi khi đang trên đà phục hồi sau dịch.
Với mức giá nhiên liệu tăng cao, hoạt động của các hãng hàng không chắc chắn bị tác động tiêu cực. Quan trọng hơn, nếu không có các giải pháp hỗ trợ thực chất, kiềm chế tăng giá vé bay, đà hồi phục của ngành du lịch sẽ bị ảnh hưởng lớn. Trong bối cảnh dịch bệnh vừa được kiểm soát, thu nhập, việc làm của đa số người dân bị giảm, giá vé máy bay tăng sẽ đánh thẳng vào túi tiền của người dân, khiến họ do dự trong việc thực hiện các chuyến bay, đi du lịch, nghỉ dưỡng.
Bạn đang xem: Giá vé máy bay “nhảy múa” từng ngày
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Sát lễ 2/9, giá vé máy bay đắt gấp 3-4 lần ngày thường
- Đi lại dịp lễ Quốc khánh 2/9: Vé máy bay, tàu hỏa thế nào?
- Giá vé máy bay bắt đầu hạ nhiệt
- Mở bán vé máy bay Tết 2023, có chặng tăng giá gấp đôi
- Chạm mốc 13 triệu một vé máy bay khứ hồi nội địa, khách lập tức hủy chuyến du lịch ngày hè
- 10 triệu đồng một vé bay khứ hồi nội địa