Giá vàng hôm nay 22/4: Vàng tăng không tưởng, chênh quốc tế hơn 16 triệu/lượng
Giá vàng hôm nay 22/4 trên thị trường quốc tế biến động mạnh, giá vàng trong nước trong khi đó vẫn treo cao và đắt hơn giá thế giới quy đổi ở mức rất lớn, khoảng 16 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch 19/4, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
SJC Hà Nội: 69,70 triệu đồng/lượng - 70,42 triệu đồng/lượng
Doji Hà Nội: 69,70 triệu đồng/lượng - 70,40 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 69,70 triệu đồng/lượng - 70,40 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 69,70 triệu đồng/lượng - 70,40 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế
Đêm 19/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.947 USD/ounce. Vàng giao tháng 6 trên sàn Comex New York ở mức 1.949 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 19/4 cao hơn khoảng 2,8% (52 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 54,5 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 15,6 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 19/4.
Giá vàng trên thị trường quốc tế biến động mạnh, giá vàng trong nước trong khi đó vẫn treo cao và đắt hơn giá thế giới quy đổi ở mức rất lớn, khoảng 16 triệu đồng/lượng.
Giá vàng biến động mạnh.
Vàng biến động mạnh trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ lên đỉnh 2 năm. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại bang St. Louis James Bullard lặp lại lập trường về việc tăng lãi suất lên 3,5% vào cuối năm để kiềm chế lạm phát.
Vàng có lúc sụt giảm khi chứng khoán thế giới tăng mạnh trong tuần này. Dòng tiền bị hút sang các loại tài sản có độ rủi ro cao hơn, trong đó có cổ phiếu và tiền kỹ thuật số.
Hiện, giới đầu tư dồn sự chú ý vào diễn biến lạm phát và tín hiệu chính sách của Fed cũng như ngân hàng trung ương các nước. Nhiều khả năng các ngân hàng trung ương sẽ cùng phát đi tín hiệu mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ.
Khu vực sử dụng đồng tiền euro ghi nhận lạm phát cao kỷ lục, ở mức 7,4% ở thời điểm tháng 3 vừa qua.
Dự báo giá vàng
Chiến lược gia thị trường trưởng tại Blue Line Futures (Mỹ) cho rằng, trong ngắn hạn, thị trường vàng có thể ghi nhận sự giảm giá của mặt hàng này. Giá có thể xuống mức 1.920 USD/ounce trong bối cảnh lợi suất thực tế lần đầu tiên chuyển sang vùng dương trong hai năm.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu vì cuộc khủng hoảng giữa Nga – Ukraine. IMF cho rằng, lạm phát cao hiện là mối nguy hiểm rõ ràng đối với nhiều quốc gia.
Trong bối cảnh lạm phát cao và bất ổn địa chính trị chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì dòng tiền được dự báo có thể vẫn sẽ đổ vào vàng.
Bạn đang xem: Giá vàng hôm nay 22/4: Vàng tăng không tưởng, chênh quốc tế hơn 16 triệu/lượng
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Giá vàng hôm nay 29/4: USD tăng dữ dội, vàng hồi phục sau cú tụt giảm
- Giá vàng mất mốc 70 triệu đồng/lượng
- Giá vàng hôm nay 28/4: USD tăng vọt, vàng tiếp tục giảm mạnh
- Giá vàng hôm nay 27/4: USD tăng tiếp, vàng liên tục chao đảo
- Giá vàng hôm nay 26/4: USD lên đỉnh 2 năm, vàng bị bán tháo
- Giá vàng hôm nay 25/4: Lo Mỹ tăng lãi suất, vàng rập rình giảm giá