Giá vàng hôm nay 14/11: Một tuần nóng bỏng, vượt mốc lịch sử
Giá vàng giảm sau khi vượt qua ngưỡng 1.860 USD/ounce, chỉ ít ngày sau khi Mỹ công bố chỉ số CPI cao nhất trong hơn 30 năm.
Giá vàng trong
nước
Kết thúc phiên giao dịch 13/11, giá vàng miếng 9999 trong
nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji ở mức 60 triệu đồng/lượng
(mua vào) và 60,7 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội và 60 triệu
đồng/lượng (mua vào) và 60,6 triệu đồng/lượng (bán ra) tại
TP.HCM.
Giá vàng tại SJC niêm yết ở mức 60,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,77 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Còn tại TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 60,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,75 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng hôm nay
Giá vàng quốc tế
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 12 USD lên 1.865,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 trên sàn Comex New York tăng lên mức 1.866,2 USD/ounce.
Với mức giá ở thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước vào khoảng gần 8,9 triệu đồng/lượng.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ lên mức cao nhất hơn 30 năm. Lạm phát cao có thể khiến Fed sẽ buộc phải tăng lãi suất sớm hơn so với dự tính trước đó. Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số CPI tháng 10 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với dự báo 5,9% của các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát. Đây cũng là tỷ lệ lạm phát theo năm cao nhất kể từ 1990.
Vàng miệt mài tìm đỉnh mới cho dù lợi tức trái phiếu Mỹ cũng hồi phục. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm tăng mạnh lên 1,57%. Bộ Lao động Mỹ vừa công bố dữ liệu cho thấy số lượng người thất nghiệp xuống mức thấp kỷ lục trong thời kỳ đại dịch.
Lạm phát quá nóng như vậy đang đặt ra vấn đề về việc quan điểm của Fed là áp lực giá cả sẽ chỉ là "nhất thời" liệu có chính xác hay không, và thúc đẩy suy đoán rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ nâng lãi suất sớm hơn so với kế hoạch trước đây.
Ở thời điểm hiện tại, các nhà phân tích và các nhà giao dịch tiền tệ dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất lần thứ nhất vào tháng 7/2022, và tăng tiếp thêm một lần nữa vào tháng 11/2022. Xác suất cho những dự đoán đó đã tăng từ dưới 30% cách đây một tháng lên 50% hiện nay.
Dự báo giá vàng
Theo các phân tích kỹ thuật, giá vàng có thể bứt phá lên 1.917 USD/ounce. Nhu cầu vàng vật chất được dự báo sẽ tăng lên ở Ấn Độ và Trung Quốc vào dịp cuối năm có thể hỗ trợ cho giá vàng.
Theo GlobalData, sản lượng vàng ở Trung Quốc, quốc gia sản xuất và tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ tăng 4,7% vào năm 2021, so với mức giảm 3,9% được báo cáo vào năm 2020. Nhưng, nhu cầu tại quốc gia này dự kiến sẽ tăng 32%
Theo Credit Suisse, kim loạt vượt ngưỡng 1.834 USD/ounce cho nên đà tăng sẽ rất ấn tượng. Lợi suất thực giảm cho thấy vàng đang có lợi thế trong ngắn hạn. Các nhà đầu tư bắt đầu có niềm tin rằng mốc 1.900 USD của giá vàng sẽ đạt được trong tầm tay, sau đó sẽ là những mốc cao hơn nữa.
\
Bạn đang xem: Giá vàng hôm nay 14/11: Một tuần nóng bỏng, vượt mốc lịch sử
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Giá vàng SJC bất ngờ giảm hơn 600.000 đồng/lượng
- Giá vàng hôm nay 19/11: Dừng tăng, treo trên đỉnh cao
- Vàng vượt 62 triệu, sôi sục cơn say mới, dân chơi bất chấp rủi ro
- Giá vàng vượt 62 triệu/lượng, liên tiếp gây chấn động
- Giá vàng hôm nay 17/11: Tăng dữ dội, áp ngưỡng 62 triệu đồng
- Giá vàng hôm nay 16/11: USD tăng dữ dội, vàng đứt mạch đi lên