Gầy như 'xác ve' vẫn máu nhiễm mỡ: Bác sĩ chỉ ra 'thủ phạm' cả triệu dân văn phòng mắc
Do công việc bận rộn, nhiều người thường có thói quen ăn uống tạm bợ, thời gian ăn không cố định khiến bệnh tật âm thầm phát triển.
Gầy vẫn mỡ máu
Chị Lê Thanh Tú – 34 tuổi, Hà Nội làm nhân viên văn phòng, công việc của chị Tú khá bận rộn. Ngày nào chị cũng kết thúc công việc vào lúc 17 – 18h tối. Về nhà, chị lại bận bịu với con cái. Bữa tối của gia đình có hôm tới 21h mới ăn xong. Gần đây, chị Tú thấy hay tức ngực, người mệt mỏi.
Chị Tú tưởng mình bị hậu Covid-19 nên đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát. Bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm và phát hiện chị Tú có men gan tăng, máu nhiễm mỡ. Bình thường, chẳng ai nghĩ người gầy như chị sẽ bị máu nhiễm mỡ. Chị Tú cho biết cơ địa chị khó tăng cân, trong khi đồng nghiệp đang cố giảm cân thì chị lại cố tăng cân nhưng vẫn bị gọi là 'xác ve'.
Ban đầu chị còn không tin mình bị tăng mỡ máu, nhưng chỉ số cholesterol xấu và triglyceride tăng cao. Chị Tú phải sử dụng thuốc hạ mỡ máu. Nguyên nhân dẫn tới mỡ máu là do thói quen ăn uống không lành mạnh của chị Tú cũng như hàng triệu người làm công sở khác: thường xuyên ăn cơm hộp, ăn vặt và bữa tối ăn quá nhiều, quá muộn.
Theo PGS Nguyễn Hoài Nam – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 2, mỡ máu cao là một trong những bệnh lý khá phổ biến với người ở độ tuổi trung niên hay người có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, nhất là giới làm văn phòng.
Người gầy nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh như uống rượu bia, hút thuốc, ăn nhiều nội tạng động vật, nhiều chất béo... sẽ có khả năng mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao. Chính vì thế người gầy cũng không nên chủ quan, nên đi khám sức khỏe định kỳ để nếu có bệnh thì cần điều trị sớm.
Mỡ trong máu tăng cao dễ gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, gây trì trệ quá trình lưu thông máu tới các bộ phận như các ngón tay, chân. Do đó, người bệnh có thể gặp phải các cảm giác sưng tấy, đau nhức, mỏi chân hoặc tay.
Người bệnh có thể cảm giác bàn tay, chân lạnh hơn và các cơn đau tức ngực, cảm giác khó thở cũng xảy đến một cách bất thường. Sau đó, các cơn đau xuất hiện thường xuyên và có thời gian dài hơn, từ vài phút đến vài chục phút. Cơ thể người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn, choáng váng hoặc có các dấu hiệu về rối loạn đường tiêu hóa.
Ăn uống thiếu lành mạnh của dân công sở làm gia tăng bệnh mỡ
máu.
Khi các thành phần mỡ máu bị rối loạn, lượng cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa, làm hẹp hoặc tắc mạch máu, dẫn đến tăng sức cản ngoại vi, gây nên tình trạng tăng huyết áp.
PGS Nam cho rằng tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu ở người trẻ, trong đó có dân văn phòng, là hai 'thủ phạm' âm thầm gây ra đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Để điều trị bệnh máu nhiễm mỡ, theo PGS Nam, trước hết cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Một số trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc phải sử dụng thuốc để phòng tránh các bệnh tim mạch khác.
Dinh dưỡng cho người mỡ trong máu cao
Những người bị mỡ máu cao cần kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc.
- Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn…
- Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hóa và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. Điều này rất hay gặp ở người trẻ, người có công việc bận rộn. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu, bạn vẫn cố gắng hoàn thành ăn tối trước 19h tối là tốt nhất.
- Hạn chế muối vì ăn nhạt có lợi cho sức khỏe và tim mạch.
- Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như: cá, đậu phụ, đỗ tương.
- Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như gừng, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, trà, dầu ngô.
Để khắc phục tình trạng cholesterol máu cao, chế độ ăn là ưu tiên số một – PGS Nam nhấn mạnh.
Theo Pháp luật và Bạn đọc
Bạn đang xem: Gầy như 'xác ve' vẫn máu nhiễm mỡ: Bác sĩ chỉ ra 'thủ phạm' cả triệu dân văn phòng mắc
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Ngày 24/4, cả nước ghi nhận gần 9.000 ca COVID-19, giảm 1.553 ca so với hôm qua
- Thực phẩm 'rẻ bèo' cực tốt cho tử cung: Phụ nữ ăn nhiều còn có tác dụng giảm cân, làm trắng da và ổn định đường huyết tốt
- Có đến 203 triệu chứng của hậu COVID-19, Bộ Y tế hướng dẫn khám chữa bệnh cho 'cựu' F0
- Những người sống lâu nhất thế giới luôn làm đủ 4 điều đơn giản này mỗi ngày để mạch máu trẻ khỏe, cả đời không lo bệnh tim mạch
- TP.HCM: Nhiều bệnh nhân bị sốc nặng do sốt xuất huyết
- Bị bạn gái chê ngắn, người đàn ông gặp họa vì bơm silicon tăng kích thước dương vật