Fexofenadin – “Cứu cánh” cho người bị viêm mũi dị ứng
Thường được sử dụng để “cứu cánh” cho người bị viêm mũi dị ứng bởi khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng hiệu quả, fexofenadin đem lại hiệu quả gì và tác động ra sao? Cùng tìm hiểu lý do khiến hoạt chất này trở thành lựa chọn ưu tiên trong điều trị viêm mũi dị ứng.
Fexofenadin có tác dụng gì?
Theo ThS.BS.CK2 Nguyễn Minh Hảo Hớn - Trưởng khoa Mũi Xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, điều trị viêm mũi dị ứng tùy thuộc theo từng mức độ và từng loại. Theo khuyến cáo của ARIA, thuốc đầu tiên được chọn lựa trên tất cả các dạng viêm mũi dị ứng, từng mức độ đó là thuốc kháng histamin thế hệ mới. Bệnh nhân nên dùng ngay. Nếu triệu chứng không thuyên giảm nên đến ngay cơ sở khám bệnh để được bác sĩ thăm khám và tư vấn thuốc phù hợp.
Thuốc kháng histamin điều trị viêm mũi dị ứng gồm có thế hệ 1 và thế hệ 2. Trong đó, thuốc kháng histamin thế hệ 1 có từ năm 1930, tuy nhiên đặc điểm của thuốc này là qua hàng rào máu não nên gây ra tình trạng buồn ngủ cho bệnh nhân, điều này ảnh hưởng đến công việc hằng ngày, nhất là những người làm công việc văn phòng, tài xế lái xe.
Do vậy, ngày nay người ta khắc phục tình trạng này với việc sáng chế ra thuốc kháng histamin thế hệ 2, không qua hàng rào máu não, khắc phục bất lợi gây buồn ngủ cho người bệnh. Do đó, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc hơn, đặc biệt là tài xế - giảm thiểu nguy cơ tai nạn do buồn ngủ gây ra.
Fexofenadin thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 2 và được chỉ định để điều trị triệu chứng của viêm mũi dị ứng, nổi mề đay mạn tính vô căn. Fexofenadin giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, nước mũi, ngứa mắt/mũi, phát ban và ngứa.
Fexofenadin giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả (Ảnh minh hoạ)
Sau khi đi vào cơ thể, fexofenadin hấp thu và phân bố nhanh chóng. Thuốc ít chuyển hoá qua gan, chủ yếu đào thải qua mật. Trên những bệnh nhân suy thận, thời gian thuốc ở trong cơ thể kéo dài hơn bình thường.
Ngoài tác dụng kháng histamin, fexofenadin còn ảnh hưởng tới các chất trung gian gây viêm và dường như có một số đặc tính chống viêm.
Tại sao fexofenadin thường được sử dụng điều trị viêm mũi dị ứng?
Mặc dù có khá nhiều loại thuốc khác nhau cùng phân nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2, nhưng fexofenadin vẫn được ưu tiên lựa chọn để điều trị viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân là bởi:
Ít gây buồn ngủ
Ở liều điều trị thông thường, fexofenadin không qua được hàng rào máu não nên không gây ngủ hay ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Chính vì vậy, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận sử dụng sản phẩm ngay cả đối với phi công. Đặc biệt, thuốc không gây nghiện, nghĩa là sau khi hết đợt dị ứng, bệnh nhân có thể ngừng ngay mà không cần phải giảm liều.
Fexofenadin ít gây buồn ngủ, giúp làm việc hiệu quả suốt ngày dài (Ảnh minh hoạ)
Hiệu quả kéo dài đến 24 giờ
Do khả năng gắn và thụ thể H1 tạo thành phức hợp bền vững nên fexofenadin có thể phát huy tác dụng chống dị ứng lên tới 24 giờ. Nhờ vậy, người bệnh chỉ cần sử dụng một lần mỗi ngày, tránh tình trạng quên thuốc mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm việc suốt ngày dài.
Đem lại hiệu quả điều trị cao
Fexofenadin có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi hoặc họng, chảy nước mắt, đỏ mắt trên những bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa. Chỉ sau khoảng 1-2 giờ dùng thuốc, tác dụng kháng histamin đã xuất hiện. Các nghiên cứu đã khẳng định, fexofenadin giúp đem lại hiệu quả cải thiện tốt hơn so với loratadin - một hoạt chất cùng nhóm.
Ít tác dụng phụ
Tác dụng phụ được báo cáo thường xuyên nhất của fexofenadin là nhức đầu, xảy ra với tỷ lệ tương đương như khi dùng giả dược. Ngoài ra, những tác dụng phụ khác như buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, ít ghi nhận những tác dụng phụ nguy hiểm khác. Đặc biệt, trong các thử nghiệm lâm sàng, fexofenadin không liên quan đến tác dụng phụ trên tim và tâm thần vận động.
Trong một nghiên cứu ở Mỹ năm 2003, các tác giả khuyến cáo có thể sử dụng fexofenadin trong trường hợp cần thiết với người lái xe, vận hành máy móc, nhân viên hàng không nhưng cần được giám sát chặt chẽ về liều lượng và cách sử dụng.
Fexofenadin dùng được cho người lái xe (Ảnh minh hoạ)
Đối tượng người dùng đa dạng
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt fexofenadin để điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Nổi bật trong các sản phẩm chứa thành phần chính fexofenadin lưu hành trên thị trường hiện nay là Telfor của công ty Dược Hậu Giang (DHG Pharma). Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Japan - GMP với mức độ kiểm soát và đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt hơn các nước phương tây. Với mục tiêu mang tới người dùng những sản phẩm thật sự chất lượng với giá cả phải chăng, Telfor là lựa chọn của đông đảo người mắc viêm mũi dị ứng để làm giảm nhanh những triệu chứng bệnh hiệu quả.
Hiện nay, Telfor được lưu hành trên thị trường với 3 hàm lượng 60mg, 120mg, 180mg cho người dùng dễ dàng chọn lựa. Đặc biệt, với liều dùng 120mg và 180mg, chỉ cần sử dụng một viên duy nhất trong ngày, người mắc cũng có thể giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng suốt ngày dài để tập trung học tập, làm việc hiệu quả hơn.
Telfor chứa fexofenadin điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng, ít gây buồn ngủ
Mang nhiều ưu điểm và được đông đảo người dùng tin tưởng sử dụng nhưng với những trường hợp đặc biệt như người suy thận, người cao tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ nhỏ thì khi sử dụng Telfor (fexofenadin) cần hết sức lưu ý, tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Bạn đang xem: Fexofenadin – “Cứu cánh” cho người bị viêm mũi dị ứng
Chuyên mục: Thời trang