F0 điều trị tại nhà nếu thấy có những dấu hiệu như thế này tức là bệnh đã trở nặng, cần liên hệ y tế ngay
Trước tình trạng tăng nhanh ca mắc COVID-19, đặc biệt ca tại cộng đồng, Hà Nội đã cho phép triển khai cách ly F1, điều trị F0 tại nhà. Vậy F0 điều trị tại nhà cần lưu ý những dấu hiệu trở nặng nào?
Theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội về quản lý, điều trị và chăm sóc F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà, khi điều trị tại nhà, các F0 cần lưu số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch; nhân viên y tế được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe.
Chia sẻ trong Livestream "Hướng dẫn F0 tự điều trị, quản lý tại nhà", PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm YHGĐ & CSSKCĐ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu nặng như sau, cần liên hệ y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.
- Thân nhiệt tăng quá cao dù đã uống 2 lần hạ sốt nhưng không
giảm.
- Nhịp thở tăng:
+ Người lớn >=21 lần/phút
+ Trẻ từ 1-5 tuổi >= 40 lần/phút
+ Trẻ 5-12 tuổi >=30 lần/phút
- Lượng oxy trong máu SpO2 thấp hơn 95, dù đã nghỉ ngơi, kẹp thử lại mà vẫn giảm.
- Mạch chậm dưới 50 lần/phút hoặc nhanh hơn 120 lần/phút, huyết áp tụt thấp 90/60mmHG.
Một số dấu hiệu trở nặng nguy hiểm khác như: Quá mệt, ho nhiều, ho ra máu, mất vị giác khứu giác kéo dài, đau ngực, thở dốc, lơ mơ, không tỉnh táo...
F0 điều trị tại nhà cần lưu ý gì
Bạn đang xem: F0 điều trị tại nhà nếu thấy có những dấu hiệu như thế này tức là bệnh đã trở nặng, cần liên hệ y tế ngay
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Số lượng F0 diễn biến nặng, nguy kịch tại Hà Nội tăng
- Thực hư việc uống nước đun bằng ấm điện, bình siêu tốc gây hại cho sức khỏe, chuyên gia nhắc bạn 4 điều cần lưu ý khi sử dụng
- Dùng thuốc nam hỗ trợ điều trị COVID-19: Những người sau đây phải cân nhắc khi sử dụng
- Ngày 27/12, Hà Nội ghi nhận 1.948 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 658 ca ngoài cộng đồng
- 109 bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Hà Nội, trong đó nhiều người chưa tiêm vắc xin
- Thêm 15.182 ca mắc Covid-19, Hà Nội cao nhất với 1.910 F0