Ê căng loa là gì? Có nên dùng ê căng loa không?
Nếu bạn là người sử dụng loa hay dàn loa thì thuật ngữ ê căng loa sẽ chẳng còn xa lạ. Nhưng bạn đã thực sự biết ê căng loa là gì chưa và có nên dùng ê căng loa không? Nếu chưa bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời nhé!
Ê căng loa là thuật ngữ khá quen thuộc với những người sử dụng loa nghe nhạc.
Tìm hiểu về ê căng loa
Ê căng loa là gì?
Ê căng loa là phụ kiện được lắp ở mặt trước của loa, có tác dụng bảo vệ màng loa khỏi các tác động từ bên ngoài như bụi bẩn từ môi trường bên ngoài hoặc tránh được việc trẻ em nghịch phá làm ảnh hưởng đến màng nón, màng vòm của driver. Ngoài ra, bộ phận này còn giúp trang trí loa thêm đẹp mắt, sinh động.
Ê căng loa thường được làm từ 2 chất liệu chính là vải và kim loại:
-
Ê căng loa kim loại có độ bền cao, chắc chắn, bảo vệ màng loa khỏi các vật nhọn. Nó thường được lắp cho các dòng loa full, loa đứng, loa karaoke, loa sân khấu… Đặc biệt, loại phụ kiện này dễ dàng được vệ sinh bằng khăn vải mềm, ẩm.
-
Ê căng loa vải thường có màu sắc, họa tiết trang trí bắt mắt nhưng nó mong manh, dễ rách hơn loại ê căng loa kim loại. Khi vệ sinh, bạn cần tháo loại phụ kiện này để giặt với máy giặt hoặc dùng máy thổi bụi cho sạch sẽ. Ê căng vải thường được sử dụng cho các dòng loa karaoke dáng nằm ngang để tăng độ bắt mắt cho dàn loa.
Ngoài ra, người dùng còn có thể kết hợp giữa ê căng loa bằng vải và ê căng loa bằng kim loại để giúp chiếc loa vừa đẹp vừa chắc chắn, bảo vệ loa tối đa.
Tóm lại, ê căng loa là phụ kiện dùng để bảo vệ hoặc trang trí loa, không phải phụ kiện bắt buộc trong cấu tạo một chiếc loa. Vậy có nên dùng ê căng loa hay không? Liệu thiết bị này có tác động như thế nào tới chất lượng âm thanh, loa sẽ nghe tốt hơn hay tệ đi? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Có nên dùng ê căng loa không?
Trong lĩnh vực âm thanh có 1 hiện tượng gọi là hiện tượng nhiễu xạ. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng âm thanh khi phát ra. Đây là hiện tượng diễn ra khi sóng âm thanh bị thay đổi do có một vật cản nào đó. Các sóng sẽ bị lệch hướng lan truyền và lan tỏa về mọi phía từ vị trí vật cản và tự giao thoa với các sóng khác lan ra từ vật cản. Trong trường hợp này, ê căng đóng vai trò là vật cản âm học và nó có ảnh hưởng với từng loại tần số âm thanh khác nhau.
-
Các tần số bass có bước sóng dài sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhiễu xạ. Nên trong trường hợp này, việc có hay không lắp ê căng cho loa siêu trầm thì chất lượng âm thanh vẫn không thay đổi.
-
Nhưng đối với các sóng âm có bước sóng ngắn thì sẽ bị ảnh hưởng khi lắp ê căng. Lúc này ê căng trở thành vật cản âm học gây ra nhiễu xạ và méo tín hiệu.
Một điểm điểm cần chú ý nữa khi sử dụng ê căng loa là vải làm ê căng loa tác động rất ít đến âm thanh, nhất là khi chúng được kéo căng trên khung. Bộ phận làm ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng âm thanh lại là khung làm ê căng. Những loại khung ê căng dày, nhô ra sẽ gây ra hiện tượng nhiễu xạ nhiều hơn loại khung nhẹ, tối giản. Vì vậy, ngoài việc chú ý tới đặc tính tần số của loa, bạn cần chú ý lựa chọn khung ê căng phù hợp để không gây ra nhiễu xạ lớn.
Tuy nhiên xét cho cùng, tác động của ê căng không thực sự rõ ràng với các loại tần số dưới 2kHz, hiệu ứng do ê căng tạo ra khoảng 5dB với loại tần số gần 20kHz. Đây là con số có thể đo được nhưng thực chất việc nghe được hay không lại là chuyện khác. Bởi âm thanh truyền đến tai là sự kết hợp giữa âm thanh trực tiếp và âm thanh phản hồi. Vì thế, ê căng loa có ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh nhưng tác động không quá lớn. Bạn vẫn sẽ nghe rõ âm phản hồi hơn là nhiễu xạ từ ê căng loa.
Hy vọng phần chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn.
Bạn đang xem: Ê căng loa là gì? Có nên dùng ê căng loa không?
Chuyên mục: Phần mềm & Thủ thuật
Các bài liên quan
- Loa full là gì? Loa full nghe nhạc có hay không?
- Ai phát minh ra điện thoại di động? Lịch sử của chiếc điện thoại di động
- Cách vệ sinh micro sạch đúng chuẩn, đơn giản, ai cũng làm được
- Hướng dẫn cách nối dây loa bị đứt đơn giản, chi tiết nhất
- Xiaomi là của nước nào? Sản xuất ở đâu?
- MIUI 13 có gì mới? Điện thoại nào hỗ trợ MIUI 13? Có nên lên MIUI 13 không?