Dị ứng thời tiết là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị ai cũng cần biết

Dị ứng thời tiết là một trong những bệnh dị ứng phổ biến hiện nay, bệnh này gây ra các triệu chứng đi kèm sự khó chịu cho người mắc phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dị ứng thời tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Dị ứng thời tiết là một trong những bệnh dị ứng phổ biến hiện nay, bệnh này gây ra các triệu chứng đi kèm sự khó chịu cho người mắc phải. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu về dị ứng thời tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1Dị ứng thời tiết là gì, gồm những loại nào?

Dị ứng thời tiết là khi khi cơ thể phản ứng với các yếu tố của thời tiết như độ ẩm, nhiệt độ và nhiều chất dị ứng khác trong không khí,…Thông thường dị ứng thời tiết xảy ra khi khi hậu thay đổi đột ngột ví dụ như giai đoạn chuyển mùa,...

Dị ứng thời tiết bao gồm 2 loại:

  • Dị ứng thời tiết cấp tính: Là tình trạng bệnh mới bắt đầu khởi phát sau đó đỡ dần trong 24 giờ đến 6 tuần. Các triệu chứng mà loại dị ứng này thường gây ra là ngứa mũi, sổ mũi, nổi các mẩn đỏ trên da và mề đay.
  • Dị ứng thời tiết mãn tính: Là tình trạng bệnh xảy ra khi các triệu chứng dị ứng kéo dài hơn 6 tuần. Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh có thể không bùng phát mạnh như trong giai đoạn cấp tính, nhưng một số vấn đề có thể gây ra như hen phế quản, viêm mũi dị ứng quanh năm, mề đay mãn tính, viêm da,...

Biểu hiện dị ứng thời tiết

2Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mắc phải cụ thể như ngoại hình và giấc ngủ. Chính vì thế, người bị nên chủ động điều trị để có thể kiểm soát bệnh trong thời gian sớm nhất và không để nguy cơ bệnh dẫn đến mãn tính.

Một số ít những trường hợp có thể bị dị ứng thời tiết nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần chủ động thăm khám và điều trị nếu nhận thấy triệu chứng có mức độ tăng thêm và kéo dài.

Viêm mũi dị ứng

3Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Điều kiện thời tiết

Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh là một trong những nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết. Đây là những giai đoạn độ ẩm, nhiệt độ và chất dị ứng trong không khi gia tăng. Vì thế, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ không kịp thích nghi và dễ gây ra phản ứng dị ứng.

Giai đoạn chuyển mùa

Cơ địa dị ứng

Những người có cơ địa nhạy cảm thường dễ dị ứng hơn so với người bình thường. Yếu tố này làm cho hệ miễn dịch trở nên nhạy cảm hơn với các tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể. 

Yếu tố di truyền

Di nguyền cũng là một yếu tố gây ra dị ứng thời tiết. Từ những thống kê cho thấy nếu cả cha và mẹ đều có tiền sử dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng,… thì nguy cơ mắc bệnh dị ứng thời tiết của con cái sẽ cao hơn.

Yếu tố di truyền

Hệ miễn dịch suy giảm

Nếu hệ miễn dịch suy giảm thì đây là điều kiện thuận lợi để dị ứng thời tiết bùng phát mạnh và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.

4Những triệu chứng và dấu hiệu dị ứng thời tiết

Những triệu chứng và dấu hiệu dị ứng thời tiết:

  • Viêm mũi dị ứng: Đây là triệu chứng khá phổ biến và có những dấu hiệu như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi,…
  • Da nổi phát ban, các mẩn đỏ sẽ làm cho người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
  • Da bị sưng rộp hay tấy đỏ
  • Nổi mề đay: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.

Nổi mề đay

5Các điều trị và phòng tránh dị ứng thời tiết

Sử dụng thuốc dị ứng phù hợp

Trong trường hợp dị ứng thời tiết bùng phát mạnh, gây ngứa nhiều ngày, bạn nên đi khám tại tại các bệnh viện, phòng khám da liễu để được bác sỹ tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị hợp lý.

Hạn chế các yếu tố khởi phát bệnh

Người bị dị ứng thời tiết cần tránh tiếp xúc với những yếu tố sau:

  • Các chất dị ứng trong không khí: Đây được xem là yếu tố phổ biến nhất dễ gây kích thích dị ứng. Do vậy, bệnh nhân nên đeo khẩu trang và mặc quần áo dài tay khi di đi ra khỏi nhà.
  • Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi thì bạn nên lắp đặt thiết bị lọc không khí để giảm tình trạng dị ứng và bảo vệ đường hô hấp.
  • Khi thời tiết lạnh thì nên giữ ấm cơ thể. Ngược lại trong trường hợp thời tiết nóng bức cần mặc quần áo thông thoáng và giữ vệ sinh cơ thể.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài.
  • Bệnh nhân cũng nên hạn chế các yếu tố như đồ ăn có thể gây dị ứng, rượu bia, cà phê, thuốc lá,…

Giữ ấm cho cơ thể

Áp dụng mẹo cải thiện tại nhà

Ngoài việc cách ly với các yếu tố khởi phát bệnh, bệnh nhân có thể giảm nhẹ triệu chứng với các mẹo đơn giản tại nhà như:

  • Tắm nước ấm hoặc nước mát: Tùy thuộc vào thời tiết mà bạn có thể chọn tắm nước ấm hay hước mát. Cách làm này giúp điều hòa được nhiệt độ cơ thể, giảm các mẩn đỏ và phát ban do dị ứng thời tiết gây ra.
  • Xông mũi bằng thảo dược: Bệnh nhân nên xông mũi bằng thảo dược tự nhiên như gừng, chè xanh, tinh dầu tràm trà,… Cách làm này  giúp làm loãng dịch tiết hô hấp, đồng thời loại bỏ được các chất dị ứng tồn tại trong niêm mạc.
  • Bạn nên ăn nhiều rau xanh, củ quả có nhiều vitamin C. Đồng thời uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể và tập thể dục thể thao điều độ.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu, giảm ngứa và tiêu mẩn đỏ.
  • Bổ sung Vitamin C

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn các thông tin về dị ứng thời tiết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn nhé!

Bạn đang xem: Dị ứng thời tiết là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị ai cũng cần biết

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết