Đêm nào đi ngủ cũng thấy cơ thể phát ra 5 'tín hiệu' bạn cần đi khám khẩn cấp để tránh suy thận
Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, chức năng cơ bản của nó là sản xuất nước tiểu, lọc chất thải và chất lỏng dư thừa trong máu, điều hòa huyết áp và cân bằng điện giải. Ngoài ra, thận còn giúp tiết ra một số hormone và enzyme để duy trì quá trình trao đổi chất bình thường của con người.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà thận có thể bị tổn thương. Trường hợp nghiêm trọng sẽ gây suy thận, ung thư thận.
Vậy làm thế nào để phát hiện sớm các vấn đề về thận? Trên thực tế, một số dấu hiệu bất thường xảy ra khi ngủ có thể cho thấy thận đang "cầu cứu", bạn nên cảnh giác xem thận có vấn đề hay không và đi khám kịp thời.
Nếu 5 điều bất thường này
xảy ra khi đang ngủ thì thận đang âm thầm "kêu cứu"
1. Đi tiểu nhiều vào ban đêm
Lượng nước tiểu tăng vào ban đêm là triệu chứng suy giảm chức năng thận. Trong trường hợp bình thường, do sự điều hòa của hệ thần kinh nên lượng nước tiểu ban ngày và ban đêm có thể khác nhau, thông thường lượng nước tiểu ban ngày nhiều, ban đêm ít.
Khi thận bị tổn thương lâu ngày, chức năng lọc nước tiểu của thận sẽ bất thường dẫn đến tần suất đi tiểu vào ban đêm tăng cao. Nếu đêm đi tiểu nhiều hơn 3 lần thì bạn cần phải cảnh giác hơn.
Ngoài ra, khi mô thận của bệnh nhân bị tổn thương, nước tiểu có bọt, nước tiểu sẫm màu hoặc thậm chí tiểu máu... cũng là dấu hiệu cần chú ý.
2. Đau thắt lưng
Hầu hết các cơn đau thắt lưng đều liên quan đến cơ, xương... nhưng bệnh thận cũng có thể gây đau thắt lưng.
Đau thắt lưng do bệnh thận có đặc điểm là đau nhức hoặc sưng tấy. Ví dụ, khi mắc viêm thận cấp tính, việc căng bao thận sẽ gây đau và khó chịu ở vùng thắt lưng, nhưng cơn đau này âm ỉ.
Nếu cơn đau thắt lưng nghiêm trọng xảy ra cùng với các triệu chứng như tiểu máu, nguyên nhân có thể là do sỏi thận hoặc u nang thận đa nang. Tình trạng này thường có thể được chẩn đoán thông qua kiểm tra siêu âm đường tiết niệu.
3. Phù nề cơ thể
Thận là cơ quan chuyển hóa nước, khi chức năng thận không tốt, nước sẽ bị ứ lại trong cơ thể.
Nếu bạn thường xuyên thấy mí mắt, bàn chân, cẳng chân và các bộ phận khác bị phù nề, không thể phục hồi ngay sau khi ấn thì bạn cần xem xét vấn đề về thận.
Quá trình trao đổi chất trong cơ thể chậm lại vào ban đêm, cộng với ảnh hưởng của hội chứng thận hư có thể dẫn đến ứ nước và phù nề cơ thể rõ rệt khi đi ngủ.
4. Mất ngủ và đổ mồ hôi đêm
Bệnh nhân suy gan, suy thận có thể bị mất ngủ, đổ mồ hôi đêm do khả năng đào thải độc tố kém, dẫn đến thay đổi tính hưng phấn của não.
5. Tê chân tay khi ngủ
Khi thận không khỏe, các chất điện giải như canxi, phốt pho, magie trong cơ thể không thể cân bằng, khiến hàm lượng canxi trong máu giảm và hàm lượng phốt pho tăng cao, gây hạ canxi máu. Các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến thần kinh và cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy tê tay chân.
Ngoài ra, khi thận không khỏe, các chất thải của quá trình trao đổi chất như axit uric sẽ lắng đọng ở các khớp, gây ra bệnh viêm khớp và hạn chế vận động.
Làm thế nào để bảo vệ
thận?
1. Uống lượng nước thích hợp: Cứ 2 đến 3 tiếng lại uống một ly
nước. Không uống nước trong thời gian dài hoặc uống không đủ nước
có thể dẫn đến lượng nước tiểu giảm và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng
như chức năng của thận.
2. Kiểm soát lượng muối ăn vào: Không tiêu thụ quá 5g muối mỗi ngày. Quá nhiều muối có thể làm tăng gánh nặng cho thận.
3. Không nhịn tiểu: Nhịn tiểu lâu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận.
4. Hoạt động thường xuyên: Ngồi lâu sẽ chèn ép bàng quang, ảnh hưởng đến chức năng thận, gây hại cho sức khỏe thận.
5. Khám sức khỏe định kỳ: Tiến hành khám sức khỏe định kỳ, theo dõi chức năng thận sẽ phát hiện sớm các vấn đề và can thiệp, điều trị sớm.
6. Không lạm dụng thuốc: Lạm dụng thuốc làm tăng nguy cơ tổn thương thận, hãy làm theo lời khuyên và đơn thuốc của bác sĩ.
Bảo vệ thận là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Ghi nhớ những kiến thức trên, cộng với áp dụng lối sống năng động, thói quen lành mạnh có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh thận và khỏe mạnh hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Bạn đang xem: Đêm nào đi ngủ cũng thấy cơ thể phát ra 5 'tín hiệu' bạn cần đi khám khẩn cấp để tránh suy thận
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Bé gái 7 tuổi ở Yên Bái suy thận mạn giai đoạn cuối, bà nội 56 tuổi đã quyết tâm làm việc ý nghĩa này
- Nam sinh 21 tuổi phải lọc máu cấp cứu do thận hư: Bác sĩ thốt lên 'sức chịu đựng phi thường'
- Mất nước, suy thận cấp khi lao động dưới trời nắng nóng
- Bé gái 12 tuổi phải chạy thận suốt đời: BS cảnh báo nguy cơ đến từ việc ăn 1 món 200 lần/năm
- Thanh niên 22 tuổi bị suy thận, gan nhiễm mỡ và bệnh gout cùng lúc, hối hận vì uống 1 loại nước 4 năm
- 1 dấu hiệu nếu xuất hiện vào ban đêm có thể cảnh báo thận gặp vấn đề, cần đi khám ngay!