Đề phòng những bệnh thường gặp khi đi bơi mùa hè, chuyên gia chỉ cách phòng tránh
Những bệnh liên quan đến hoạt động bơi lội xuất phát chủ yếu từ nước bể bơi, bồn tắm nước nóng, bãi biển, sông, hồ... nếu nước bị nhiễm vi trùng.
Các bệnh thường gặp khi đi bơi mùa hè là bệnh đường tiêu hóa cấp tính (tiêu chảy, nôn mửa), bệnh ngoài da (phát ban), bệnh đường hô hấp cấp tính (ho, nghẹt mũi)...
Những bệnh liên quan đến hoạt động bơi lội xuất phát chủ yếu từ nước bể bơi, bồn tắm nước nóng, bãi biển, sông, hồ... bị nhiễm vi trùng.
Phát ban là tình trạng dễ gặp khi bạn đi bơi ở những bể bơi
không đạt tiêu chuẩn.
Dễ lây lan bệnh khi đi bơi như thế nào?
PGS.TS Trần Hồng Côn (giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết, bạn có thể mắc bệnh khi đi bơi nếu nuốt, hít phải hoặc tiếp xúc với nước bị nhiễm vi trùng. Bạn cũng có thể nhiễm vi trùng khi tiếp xúc với hóa chất có trong nước hoặc hóa chất bay hơi, biến thành khí và hít phải.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tiêu chảy là bệnh phổ biến nhất liên quan đến bơi lội. Những người đã bị bệnh tiêu chảy có thể lây sang người khác khi họ xuống nước tắm. Khi bị tiêu chảy, lượng nhỏ phân này có thể hòa vào nước, làm ô nhiễm, phát sinh vi trùng. Nếu nuốt phải nước bị ô nhiễm, bạn có thể bị nhiễm bệnh.
Những người đã bị bệnh tiêu chảy có thể lây sang người khác khi
họ xuống nước tắm.
Các bệnh khác liên quan đến bơi lội như nhiễm trùng da, tai, hô hấp, mắt và các bệnh nhiễm trùng khác có thể do vi trùng sống tự nhiên trong nước, đất gây ra. Nếu hóa chất dùng để diệt vi trùng (clo hoặc brom) trong bể bơi, hồ bơi, bồn tắm... không được giữ ở mức hợp lý, chúng sẽ sinh sôi, khiến người bơi mắc bệnh.
Bạn có thuộc nhóm người có nguy cơ cao nhất mắc bệnh khi đi bơi?
Trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có vấn đề về sức khỏe, người dùng thuốc làm giảm khả năng chống lại vi trùng (người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do ung thư, cấy ghép nội tạng hoặc HIV) là những đối tượng có nguy cơ cao nhất khi đi bơi.
Theo CDC, những người có hệ thống miễn dịch yếu có thể bị nhiễm Cryptosporidium (hay gọi tắt là Crypto) tại bể bơi. Những người này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đi bơi.
Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị mắc bệnh khi đi bơi.
Làm sao để bảo vệ bản thân và người khác tránh mắc bệnh khi đi bơi mùa hè?
Các chuyên gia cho rằng, cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan các bệnh liên quan đến bơi lội là loại bỏ vi trùng khỏi nước ngay từ đầu. Điều này có nghĩa là nếu bạn hoặc con bạn bị tiêu chảy trong 2 tuần qua, tốt nhất không nên đi bơi.
Ngoài ra, khi đi bơi, mọi người chú ý không nên uống nước bể bơi dù vô tình hay cố ý. Sau khi bơi xong cần tắm lại sạch sẽ, lau khô tai, nhỏ nước muối sinh lý cho mắt, mũi...
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, khử trùng bằng clo hoặc brom, pH là biện pháp đầu tiên chống lại vi trùng gây ra các bệnh liên quan đến đi bơi trong hồ bơi, bể bơi...
Cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan các bệnh liên quan đến bơi
lội là loại bỏ vi trùng khỏi nước ngay từ đầu.
Ở mức khuyến nghị, clo hoặc brom có thể tiêu diệt hầu hết vi trùng trong vòng vài phút (một số vi trùng, chẳng hạn như Crypto, có thể sống trong nước được xử lý đúng cách trong nhiều ngày). Đây là bước đầu tiên, quan trọng nhất giúp bạn tránh mắc bệnh khi đi bơi mùa hè. Điều này phụ thuộc vào chủ bể bơi nên bạn cần cân nhắc lựa chọn bể bơi an toàn.
Một nghiên cứu của CDC cho thấy, hơn 10% các cuộc kiểm tra định kỳ đối với hồ bơi công cộng, bồn tắm nước nóng hoặc spa, sân chơi dưới nước (ví dụ như tại khách sạn/nhà nghỉ và công viên nước) dẫn đến việc đóng cửa ngay lập tức. Nguyên nhân bởi sử dụng clo hoặc nồng độ brom không đúng quy định.
Thế nên, việc lựa chọn bể bơi uy tín để giải nhiệt mùa hè đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài ra, với tư cách là người đi bơi, bạn cũng có thể sử dụng que thử để kiểm tra lượng clo hoặc brom, độ pH xem có đủ tiêu chuẩn hay không.
Bạn đang xem: Đề phòng những bệnh thường gặp khi đi bơi mùa hè, chuyên gia chỉ cách phòng tránh
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Xuống bể bơi, cô gái sốc khi tóc bỗng hóa xanh: 'Thủ phạm' bất ngờ
- Điện Biên ghi nhận ca bệnh than thứ 14 không rõ nguồn lây
- Thức uống giải nhiệt vào mùa hè nhưng ngọt tương đương 12 thìa đường, uống nhiều sẽ tăng đường huyết quá mức
- Triệu chứng sưng má cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
- Loại virus nhiều người nhiễm nhưng dễ bị bỏ qua
- Đừng xem nhẹ nước vào tai khi tắm gội, bơi lội bởi vì có thể gây điếc hoặc tổn thương não, bác sĩ dạy 6 cách xử trí kịp thời