Dấu hiệu trẻ bị bắt nạt ở trường song không dám nói

Trẻ bị bắt nạt ở trường có thể tổn thương về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều trường hợp, trẻ bị đe dọa nên không dám nói với người lớn. Bố mẹ nên chú ý quan sát để có cách hỗ trợ con.

Đồ dùng thường bị hỏng, mất: Trang Brightside thông tin, khoảng 29% nạn nhân của tình trạng bắt nạt có tổn thất về thể chất. Điều này rất đau lòng song cũng là dấu hiệu để bố mẹ nhận thấy điểm bất thường. (Ảnh minh họa)
Phụ huynh muốn biết trẻ bị bắt nạt ở trường hãy quan sát đồ dùng học tập, quần áo hay phụ kiện trang phục có thường xuyên bị hỏng hay mất không. Những kẻ bắt nạt có xu hướng muốn gây tổn thất cho đối phương để thỏa lòng ích kỷ của mình.Sống thu mình: Trẻ con chưa suy nghĩ thấu đáo, khi bị bắt nạt vô cớ, chúng có xu hướng cho rằng bản thân mình làm sai nên chịu cách cư xử thô bạo của bạn bè. Kết quả là trẻ hoài nghi giá trị bản thân, trở nên tự ti, thu mình với mọi người.Biểu hiện của tình trạng này là trẻ thường đi cúi đầu, giọng nói yếu ớt, lảng tránh giao tiếp nếu không được nhắc tên.Khó ngủ, gặp ác mộng: Trẻ đột nhiên khó ngủ hoặc thường xuyên gặp ác mộng có thể là dấu hiệu bị bắt nạt. Nghiên cứu cho thấy, bị bắt nạt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của nạn nhân. Do vậy, phụ huynh nên dành thời gian quan sát con khi ngủ để thấy điều bất thường.Trốn học: Nếu trẻ trốn học, viện lý do ở nhà để tránh gặp gỡ bạn bè thì bạn nên cảnh giác. Đây có thể là biểu hiện trẻ bị bắt nạt, những lần bị chà đạp trở thành nỗi ám ảnh của trẻ, khiến trẻ lựa chọn bỏ học chứ không muốn đến trường.Ít trò chuyện với người thân: 19% học sinh bị bắt nạt cho biết họ cảm thấy quan hệ của mình với các thành viên trong gia đình trở nên căng thẳng dù họ không có lỗi gì. Điều này rất nguy hiểm bởi trẻ càng thu mình thì bố mẹ càng không biết điều gì đang xảy ra với con cái.Thay đổi tình cảm đối với bố mẹ: Bị bắt nạt có thể gây ra các vấn đề về tinh thần cho trẻ. Cụ thể, trẻ có xu hướng thay đổi trong cách hành xử với bố mẹ, cố tình làm nên những điều sai trái, đi ngược với dạy dỗ của người lớn. Điều này bắt nguồn từ việc trẻ so sánh những kẻ bắt nạt có thể làm vậy, tại sao chúng lại không thể.Thường xuyên xin tiền: Bắt nạt có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như chiếm đoạt vật chất, lăng mạ bằng lời nói trực tiếp hoặc trên mạng xã hội ảo. Dù theo cách nào, mục đích của kẻ bắt nạt là muốn gây áp lực cho nạn nhân, khiến nạn nhân phục tùng chúng. Đứng trước yêu cầu của kẻ xấu, trẻ sẽ tìm cách xin tiền, lấy các món đồ trong nhà để đổi lấy sự yên ổn.Bầm tím không rõ nguyên nhân: Trẻ con hiếu động khó tránh khỏi vấp ngã gây bầm tím. Vậy nhưng, nếu trẻ thường xuyên bị thương, bầm dập không rõ nguyên nhân thì có thể đây là dấu hiệu trẻ bị bắt nạt. Trước sự đe dọa của kẻ mạnh, trẻ không dám nói cho người lớn biết, chỉ âm thầm chịu đựng.Để giảm nguy cơ con bị bắt nạt, bố mẹ nên giải thích cặn kẽ cho trẻ hiểu thế nào là hành động xấu. Bằng cách này, trẻ sẽ biết khi nào mình là nạn nhân, có cách xử lý hoặc nhờ sự hỗ trợ của người lớn.Bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện cùng con. Những câu chuyện nhẹ nhàng sẽ giúp bạn phát hiện góc khuất trong lòng con cái, từ đó có cách giúp con vượt qua khó khăn.Hướng con cái tới những sở thích lành mạnh. Thông qua trải nghiệm thú vị, trẻ sẽ trở nên tự tin, đủ mạnh mẽ để phản kháng trước hành vi không chuẩn.Cuối cùng, bố mẹ nên là tấm gương tốt để con cái noi theo. Hãy là ngọn hải đăng của lòng tốt, sự tôn trọng để trẻ hiểu rằng những hành xử bất công là điều không thể chấp nhận. Mời độc giả xem thêm video: Ám ảnh bắt nạt học đường. (Nguồn video: VTV)

Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi
Đồ dùng thường bị hỏng, mất: Trang Brightside thông tin, khoảng 29% nạn nhân của tình trạng bắt nạt có tổn thất về thể chất. Điều này rất đau lòng song cũng là dấu hiệu để bố mẹ nhận thấy điểm bất thường. (Ảnh minh họa)
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-2
Phụ huynh muốn biết trẻ bị bắt nạt ở trường hãy quan sát đồ dùng học tập, quần áo hay phụ kiện trang phục có thường xuyên bị hỏng hay mất không. Những kẻ bắt nạt có xu hướng muốn gây tổn thất cho đối phương để thỏa lòng ích kỷ của mình.
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-3
Sống thu mình: Trẻ con chưa suy nghĩ thấu đáo, khi bị bắt nạt vô cớ, chúng có xu hướng cho rằng bản thân mình làm sai nên chịu cách cư xử thô bạo của bạn bè. Kết quả là trẻ hoài nghi giá trị bản thân, trở nên tự ti, thu mình với mọi người.
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-4
Biểu hiện của tình trạng này là trẻ thường đi cúi đầu, giọng nói yếu ớt, lảng tránh giao tiếp nếu không được nhắc tên.
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-5
Khó ngủ, gặp ác mộng: Trẻ đột nhiên khó ngủ hoặc thường xuyên gặp ác mộng có thể là dấu hiệu bị bắt nạt. Nghiên cứu cho thấy, bị bắt nạt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của nạn nhân. Do vậy, phụ huynh nên dành thời gian quan sát con khi ngủ để thấy điều bất thường.
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-6
Trốn học: Nếu trẻ trốn học, viện lý do ở nhà để tránh gặp gỡ bạn bè thì bạn nên cảnh giác. Đây có thể là biểu hiện trẻ bị bắt nạt, những lần bị chà đạp trở thành nỗi ám ảnh của trẻ, khiến trẻ lựa chọn bỏ học chứ không muốn đến trường.
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-7
Ít trò chuyện với người thân: 19% học sinh bị bắt nạt cho biết họ cảm thấy quan hệ của mình với các thành viên trong gia đình trở nên căng thẳng dù họ không có lỗi gì. Điều này rất nguy hiểm bởi trẻ càng thu mình thì bố mẹ càng không biết điều gì đang xảy ra với con cái.
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-8
Thay đổi tình cảm đối với bố mẹ: Bị bắt nạt có thể gây ra các vấn đề về tinh thần cho trẻ. Cụ thể, trẻ có xu hướng thay đổi trong cách hành xử với bố mẹ, cố tình làm nên những điều sai trái, đi ngược với dạy dỗ của người lớn. Điều này bắt nguồn từ việc trẻ so sánh những kẻ bắt nạt có thể làm vậy, tại sao chúng lại không thể.
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-9
Thường xuyên xin tiền: Bắt nạt có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như chiếm đoạt vật chất, lăng mạ bằng lời nói trực tiếp hoặc trên mạng xã hội ảo. Dù theo cách nào, mục đích của kẻ bắt nạt là muốn gây áp lực cho nạn nhân, khiến nạn nhân phục tùng chúng. Đứng trước yêu cầu của kẻ xấu, trẻ sẽ tìm cách xin tiền, lấy các món đồ trong nhà để đổi lấy sự yên ổn.
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-10
Bầm tím không rõ nguyên nhân: Trẻ con hiếu động khó tránh khỏi vấp ngã gây bầm tím. Vậy nhưng, nếu trẻ thường xuyên bị thương, bầm dập không rõ nguyên nhân thì có thể đây là dấu hiệu trẻ bị bắt nạt. Trước sự đe dọa của kẻ mạnh, trẻ không dám nói cho người lớn biết, chỉ âm thầm chịu đựng.
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-11
Để giảm nguy cơ con bị bắt nạt, bố mẹ nên giải thích cặn kẽ cho trẻ hiểu thế nào là hành động xấu. Bằng cách này, trẻ sẽ biết khi nào mình là nạn nhân, có cách xử lý hoặc nhờ sự hỗ trợ của người lớn.
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-12
Bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện cùng con. Những câu chuyện nhẹ nhàng sẽ giúp bạn phát hiện góc khuất trong lòng con cái, từ đó có cách giúp con vượt qua khó khăn.
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-13
Hướng con cái tới những sở thích lành mạnh. Thông qua trải nghiệm thú vị, trẻ sẽ trở nên tự tin, đủ mạnh mẽ để phản kháng trước hành vi không chuẩn.
Dau hieu tre bi bat nat o truong song khong dam noi-Hinh-14
Cuối cùng, bố mẹ nên là tấm gương tốt để con cái noi theo. Hãy là ngọn hải đăng của lòng tốt, sự tôn trọng để trẻ hiểu rằng những hành xử bất công là điều không thể chấp nhận.
Mời độc giả xem thêm video: Ám ảnh bắt nạt học đường. (Nguồn video: VTV)

Định Tâm (Theo BS)

Bạn đang xem: Dấu hiệu trẻ bị bắt nạt ở trường song không dám nói

Chuyên mục: Mẹ & Bé

Chia sẻ bài viết