Đấu giá đất: Chém giá 'trên trời” rồi âm thầm bỏ cọc
Năm 2021, hoạt động đấu giá đất ở nhiều nơi đang "sôi sục" trở lại, giá đất được thổi lên cao gấp nhiều lần giá thị trường.
Lên tới 2,4 tỷ đồng/m2
Theo quy định, sau thời hạn tối đa 5 ngày quy định, nếu người trúng đấu giá không thực hiện ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, thì coi như đã từ chối kết quả đấu giá và mất tiền đặt trước cho lô đất đấu giá.
Tiếp đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký thông báo của cơ quan thuế, người trúng đấu giá phải thanh toán cho ngân sách nhà nước 50% số tiền mua tài sản. 60 ngày tiếp theo, người trúng đấu giá sẽ thanh toán đủ số tiền còn lại.
Như vậy nếu đúng theo quy định thì khoảng giữa tháng 3/2022, cả 4 doanh nghiệp trúng đấu giá sẽ nộp đủ số tiền 37.346 tỷ đồng cho ngân sách TP.HCM.
Trường hợp quá thời hạn thanh toán mà người trúng đấu giá chậm thanh toán tiền mua tài sản, thì bị thu tiền nộp chậm theo quy định về quản lý thuế.
Với mức giá cao ngất ngưởng tại phiên đấu giá vừa qua, Công ty TNHH Đầu tư BĐS Ngôi Sao Việt – thành viên của Tân Hoàng Minh, phải nộp trước số tiền hơn 588 tỷ đồng. Và nếu không thực hiện ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, thì sẽ chịu mất số tiền này.
Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh phải nộp trước số tiền hơn 145 tỷ đồng. Công ty cổ phần Sheen Mega phải nộp trước số tiền hơn 203 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Dream Republic phải nộp trước số tiền hơn 115 tỷ đồng.
Giá đất vùng ven đã vượt trung tâm quận 1 (Ảnh:D.A)
Trước đó, tại Hà Nội, 25 lô đất thuộc khu X4 phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dù có giá khởi điểm từ 104,7 - 182,3 triệu đồng/m2. Nhưng kết quả của phiên đấu giá sau đó đã khiến nhiều người bất ngờ vì giá trúng cao gấp 2 - 2,6 lần mức giá khởi điểm. Trong đó, giá thấp nhất là 162,7 triệu đồng/m2, giá trúng cao nhất là 364,3 triệu đồng/m2.
Phiên đấu giá dãy LK11, khu dân cư Yên Ninh, thị trấn Nếnh (Bắc Giang) cũng ghi nhận lô trúng cao nhất trị giá hơn 8,3 tỷ đồng với diện tích hơn 150m2, tương đương 55 triệu đồng/m2. Hầu hết các lô đất đều chênh lệch hơn 1 tỷ đồng/lô so với giá khởi điểm.
Hay tại thôn Yên Bình, xã Quang Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) tổ chức đấu giá 18 lô đất đã thu hút hơn 100 hồ sơ tham gia. Kết quả đấu giá thành công 100% lô đất với tổng số tiền thu về gần 17,5 tỷ đồng, vượt giá khởi điểm 7 tỷ đồng. Đặc biệt, có những lô đất giá khởi điểm 685 triệu đồng được đấu lên tới gần 1,3 tỷ đồng, gấp đôi giá khởi điểm.
Thắng giá cao do lỡ lời
Trước khi thắng đấu giá lô đất Thủ Thiêm với giá khủng hơn 1 tỷ USD ngày 10/12/2021, Tân Hoàng Minh từng thắng đấu giá lô đất 23 Lê Duẩn (Trụ sở công ty Xổ số Kiến thiết TP.HCM cũ ở trung tâm quận 1), có diện tích khoảng 3.000m2, với giá khởi điểm là 550 tỷ đồng, vào năm 2015.
Thời điểm đó, Tân Hoàng Minh đã đưa ra mức giá cao hơn 2,6 lần giá khởi điểm, để trở thành "người thắng cuộc" trước 13 nhà đầu tư, với 1.430 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi TP.HCM phê duyệt kết quả đấu giá, Tân Hoàng Minh lại có văn bản đề nghị hủy kết quả. Tiếp đó lại có văn bản đề nghị được mua, song đã chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
UBND TP.HCM phải phát "tối hậu thư" đòi nợ, khi đó Tân Hoàng Minh mới chuyển toàn bộ số tiền trúng đấu giá khu đất vàng này vào Kho bạc Nhà nước TP.HCM, chính thức sở hữu đất vàng 2 mặt tiền Lê Duẩn - Nguyễn Du.
Mua được đất vàng nhưng ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh sau đó lại hé lộ, cuộc đấu giá thành công do…lỡ lời. Khu đất này khởi điểm 550 tỷ và giờ doanh nghiệp phải trả tới 1.430 tỷ đồng - gấp 2,6 lần để sở hữu nó. “Dù ở góc độ kinh tế, đây là cuộc đấu giá thất bại”, ông Dũng nói.
Nhiều nhà đầu tư đấu giá đất “trên trời” rồi bỏ cọc
Thực tế, việc nhà đầu tư bỏ cọc sau khi đấu giá trúng thời gian qua không phải là chuyện hiếm. Theo thông tin từ UBND huyện huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá), trong tháng 8 vừa qua, UBND huyện đã ban hành các quyết định về việc hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đất đối với 50 lô đất trên địa bàn 2 xã Hoằng Thành và Hoằng Đồng, do nhà đầu tư không nộp tiền trúng đấu giá đất đúng hạn theo quy định.
Cũng với tình trạng trên, tại huyện Quảng Xương, lãnh đạo Huyện vừa ký hàng loạt quyết định về việc hủy kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) đối với 35 lô đất, lý do vì nhà đầu tư không nộp đủ số tiền trúng đấu giá QSDĐ theo quy định. Tất cả số tiền đặt cọc của 35 lô đất trên sẽ được huyện Quảng Xương thu hồi theo quy định.
Tình trạng trên còn xảy ra tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, câu chuyện về 46 lô đất “quê” tại khu dân cư Đông Vũng Cao, thôn Bột Thương, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân đã đi đến hồi kết khi Huyện này đã hủy kết quả trúng đấu giá với 46 lô đất trên. Nguyên nhân do các nhà đầu tư trúng đấu giá không nộp tiền và thực hiện các thủ tục theo quy định, chịu mất tiền đặt cọc.
Tại huyện Yên Dũng (Bắc Giang), đã có 77 lô đất khách hàng bỏ cọc với tổng số tiền trả giá gần 147 tỷ đồng. Trong số này, khu dân cư thôn Xuân Đông, xã Xuân Phú có 38/66 lô; khu dân cư thôn Huyện, xã Tiến Dũng có 21/42 lô; khu đất ở và kinh danh dịch vụ xã Nội Hoàng có 18/88 lô bỏ cọc.
Dự báo số lượng người trúng bỏ cọc sẽ tiếp tục tăng trong tháng 12/2021, bởi 4 trong số 10 cuộc đấu giá (diễn ra ở nửa cuối tháng 10) chưa hết hạn nộp tiền.
Theo lãnh đạo Trung tâm Phát triển
Quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ
việc khách hàng trả giá quá cao. Đơn cử, 88 lô đất của khu đất ở và
kinh doanh dịch vụ xã Nội Hoàng có giá trúng đấu giá hơn 318 tỷ
đồng, tăng tới hơn 138 tỷ đồng (khoảng 77% so với khởi điểm).
Có rất nhiều lô đất tăng gần gấp đôi mức giá huyện đưa ra. Việc trả
giá quá cao khiến cho người trúng gặp khó khăn trong việc thu xếp
tiền nộp ngân sách; không phản ánh đúng giá trị thực của các lô đất
trên thị trường.
Đánh giá về tình trạng đấu giá đất, chuyên gia tài chính Nguyễn Huy Thành cho rằng, kinh doanh bất động sản theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đơn cử, khi tham giá đấu giá đúng thời điểm giá đất thị trường ở khu vực đấu giá đang bị “sốt”, nhà đầu tư chạy theo để trúng thầu, đến khi muốn thanh khoản thì giá hạ xuống sẽ bị thua lỗ. Hoặc trong tình trạng trúng đấu giá nhưng không có tiền thanh toán, sẵn sàng đi vay lãi để đầu tư cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
TS Nguyễn Văn Đính, Hiệp hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, trước khi đầu tư đất nền cần hết sức lưu ý. Khi “sốt đất” giá đất không thực, là “giá ảo”, “giá bong bóng” nên nếu đầu tư lúc này chỉ có thua thiệt và thực tế là chưa đầu tư đã thấy lỗ, nhất là khi tham gia các phiên đấu giá đất với tâm lý “ganh đua” nên bị “say đòn” trả giá cao hơn nhiều mức mục tiêu để rồi bị bước hụt.
Bạn đang xem: Đấu giá đất: Chém giá 'trên trời” rồi âm thầm bỏ cọc
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Giá trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần khởi điểm, Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh
- Đất Hòa Lạc hết hot, cò 'bẻ lái' thổi giá náo loạn khu vực mới
- Sốc khi giá đất nông nghiệp lên tới 60 tỷ đồng/ha
- 10 ngày làm môi giới BĐS của 10X kiếm 500 triệu đồng: “Không cần kinh nghiệm, không cần mối quan hệ, chỉ cần đam mê”
- Môi giới ngày kiếm hàng 100 triệu trong cơn sốt đất cuối năm
- Choáng váng với cơn sốt biệt thự Hà Nội: Giá tăng 3-4 lần, xuất hiện những căn biệt thự có giá kỷ lục 800 tỷ đồng... có nhiều tiền cũng không mua được