Đau đầu, mất ngủ rất thường gặp sau khi thức khuya, nhưng đây mới thực sự là 4 loại di chứng của việc thức khuya mà bạn không nên bỏ qua
Sự đa dạng hóa lối sống trong thời đại Internet khiến việc xem phim truyền hình, chơi game, lướt mạng xã hội... đều trở thành lý do khiến chúng ta thức khuya. Tuy nhiên, thức khuya rất có hại.
Bên cạnh đó, có nhiều người phải thức khuya vì những người xung quanh đi ngủ muộn, không ngoa khi nói rằng thức khuya đã trở thành một trong những "hiện tượng" phổ biến trong thời đại ngày nay, đặc biệt là ở giới trẻ.
Thực ra, mọi người đều biết thức khuya rất có hại, nhưng tạm thời chưa có vấn đề gì lớn nên vẫn có rất nhiều người thức khuya.
Tuy nhiên, tác hại của việc thức khuya tích lũy từ từ, sau khi đạt đến một mức độ nhất định, các loại di chứng sẽ ập đến với bạn, nếu lúc đó bạn có hối hận thì có lẽ đã quá muộn. Dưới đây là 4 loại di chứng do việc thức khuya gây ra mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua.
1. Thị lực bị hủy hoại
Nhiều người thức khuya chơi điện thoại, máy tính, nhiều trường hợp còn tắt đèn khi chơi. Có thể hình dung đôi mắt của chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi như thế nào, và nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài chắc chắn sẽ dẫn đến giảm thị lực.
Mặt khác, những người thức khuya trong thời gian dài thường bị đau mắt, khô, sưng tấy và các vấn đề khác, thậm chí gây viêm kết mạc, viêm giác mạc và các bệnh khác. Việc dùng mắt quá nhiều sẽ khiến máu quanh mắt lưu thông kém, quầng thâm hay mắt đỏ ngầu có thể nói là chuyện bình thường.
2. Da bị tổn thương nghiêm trọng
Thời gian đi ngủ vào ban đêm thực chất là thời gian để cơ thể chúng ta sửa chữa. Nếu chúng ta không nghỉ ngơi trong giai đoạn này, thì các cơ quan nội tạng khác nhau sẽ không thể trao đổi chất tốt hơn, độc tố sẽ tồn đọng trên da, dẫn đến da sần sùi, nhăn nheo, đốm trắng, đốm đen và các biểu hiện bất lợi khác.
Ngoài ra, thức khuya dễ làm cho lượng hormone trong cơ thể mất cân bằng, từ đó gây ra mụn trứng cá và các bệnh lý khác.
3. Suy giảm khả năng miễn dịch
Sau khi thức khuya tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, các tế bào não không được nghỉ ngơi đầy đủ, chức năng trao đổi chất bình thường của cơ thể bị ảnh hưởng. Và ban đêm cũng là lúc thận được nghỉ ngơi, nếu không trong trạng thái ngủ thì tinh khí của thận sẽ bị tiêu hao quá mức.
Kết quả cuối cùng là khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ giảm đi rất nhiều, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.
4. Đau đầu và mất ngủ
Trong những trường hợp bình thường, các dây thần kinh giao cảm của cơ thể con người nghỉ ngơi vào ban đêm và bị kích thích vào ban ngày, để chúng có thể hỗ trợ công việc của chúng ta suốt cả ngày. Nhưng thần kinh giao cảm của những người thức khuya lại hưng phấn vào ban đêm. Rồi đến ban ngày của ngày hôm sau, thần kinh giao cảm sẽ khó hưng phấn hoàn toàn.
Và điều này sẽ khiến con người thiếu năng lượng, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, không phản ứng nhanh, hay quên, chóng mặt, đau đầu. Nếu điều này tiếp tục trong một thời gian dài, cuối cùng sẽ xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng như suy nhược thần kinh và mất ngủ.
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 8 bài thuốc điều trị mất ngủ từ cây thuốc dân gian
- Người đàn ông Hà Nội đi khám vì mất ngủ: Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân bất ngờ, có liên quan đến vợ
- Hay mất ngủ, phải làm đêm: Đừng quên ăn những món này
- Suýt tử vong vì cơn đau đầu dữ dội lúc nửa đêm
- Lần đầu tiên tại Việt Nam: Ghép da từ người cho chết não
- Coi chừng mất Tết vì ăn kẹo giảm cân cấp tốc