Danh sách huấn luyện viên bóng đá Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Sự thành công của Đội tuyển bóng đá Việt Nam với Á quân VCK U23 châu Á năm 2018 và loạt vào tứ kết Asian Cup 2019 và các chiến thắng khác, ngoài sự chiến đấu hết mình của các cầu thủ trên sân thì sự dẫn dắt đúng đắn của các huấn luyện viên bóng đá là không thể thiếu. Cùng điểm qua các HLV bóng đá Việt Nam từ năm 2000 đến nay nhé.
Sự thành công của Đội tuyển bóng đá Việt Nam với Á quân VCK U23 châu Á năm 2018 và loạt vào tứ kết Asian Cup 2019 và các chiến thắng khác, ngoài sự chiến đấu hết mình của các cầu thủ trên sân thì sự dẫn dắt đúng đắn của các huấn luyện viên bóng đá là không thể thiếu. Cùng điểm qua các HLV bóng đá Việt Nam từ năm 2000 đến nay nhé.
Xem nhanh
1Riedl (1998 - 2001, 2003, 2005)
Ông là huấn luyện viên mà gắn liền với các thế hệ như Hồng Sơn, Huỳnh Đức,.. Ông là người có ba giai đoạn làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam vào các giai đoạn 1998-2000, 2003-2004 và 2005-2007.
Ông cũng đã giúp bóng đá Việt Nam giành được huy chương bạc các kỳ Seagame 1999, 2003, 2005. Ngoài ra, vào năm 1998 ông đã cùng đội tuyển Việt Nam giành được ngôi Á quân Tiger Cup nay đổi tên là AFF Cup. Ông cũng trải qua các giai đoạn dẫn dắt một số đội tuyển khác khu vực Đông Nam Á như Lào và Myanmar.
2Letard (2002)
HLV Christian Letard là người không có để lại thành tích cho đội tuyển quốc gia khi ông dẫn dắt nền bóng đá Việt Nam và là người ra đi sớm nhất khi và gây ra những vụ kiện tụng gây phiền cho nền bóng đá nước nhà...
Ông khiến tất cả giới chuyên môn phải thất vọng ở những trận đấu LG Cup 2002. Đến ngày 20/8/2002, VFF quyết định sa thải HLV Letard vì lý do: Không hoàn thành nhiệm vụ chính của huấn luyện và làm tổn hại uy tín VFF với đội bóng.
3Calisto (2002, 2008 - 2011)
HLV Calisto là người truyền lửa rất lớn cho các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam khi đã khơi ngợi được tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của các cầu thủ, vì có sự hiểu biết rất lớn về lịch sử Việt Nam.
Tại trận đấu tại AFF Cup 2008, sau khi để thua ĐT Thái Lan với tỉ số 0 - 2, ông đã dành thời gian để nói chuyện với các cầu thủ và vực dậy tinh thần chiến đấu cho các học trò của mình để cả đội tuyển mới vực dậy được sự chiến đấu ngoạn mục. Nhờ vào sự kích lệ ấy, đội tuyển Việt Nam giành được chiến thắng vẻ vang tại trận đấu năm đó.
4Tavares (2004)
Edson Tavares đã chấp nhận và quyết định ký hợp đồng làm huấn luyện viên trưởng cho đội tuyển Việt Nam vào năm 2004.
Tuy nhiên, ông Tavares và bóng đá Việt Nam đã trải qua với 15 trận đấu, với 6 trận thắng, 2 trận hòa và 7 trận thua. Vì trận thua quá nhiều dẫn đến việc đưa ra quyết định từ chức của ôn này tại sân Mỹ Đình vào ngày 11/12/2004.
5Trần Văn Khánh (2004)
Có thể nói đây là 1 trường hợp khá đặc biệt, khi ông làm HLV trưởng đội tuyển chỉ có 04 ngày tại Tiger Cup 2004.
Khi thua Indonesia 0 - 3, ĐT Việt Nam đứng trước bờ vực bị loại, ông Tavares rời bỏ đội tuyển và ra đi, Liên đoàn bóng đá Việt Nam cử ông Khánh (đang làm HLV thủ môn) làm HLV trưởng đá trận chót với nước bạn Lào.
6Mai Đức Chung (2011, 2017)
Trong thời gian dài, ông từng giữ chức vụ trợ lý số 1 cho huấn luyện viên Alfred Riedl ở đội tuyển quốc gia bóng đá nam. Năm 2007, khi ông Alfred Riedl vắng mặt vì phải trải qua ca phẫu thuật ghép thận, ông đã nắm quyền dẫn dắt đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam và giành được một số thắng lợi quan trọng trước các đối thủ Tây Á tại vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008.
Sau trận bán kết tại SEA Games 24, ông được bổ nhiệm dẫn dắt đội U23 Việt Nam thi đấu trận tranh huy chương đồng với đội U23 Singapore nhưng U23 Việt Nam đã thua đối thủ.
7Götz (2011)
HLV Falko Götz là người đáp ứng đẩy đủ các tiêu chí mà Liên đoàn bóng đá Việt Nam đặt ra,nhất là về chuyên môn. Ông đã mang đến cho bóng đá Việt Nam một sắc thái mới, một luồng sinh khí mới để chinh phục những mục tiêu lớn lao trong tương lai của bóng đá Việt Nam.
Tuy nhiên, trong quá trình dẫn dắt đội tuyển của ông chưa gây được thành công lớn và nổi bật cho bóng đá Việt Nam.
8Phan Thanh Hùng (2012)
Ông Hùng đã rất thành công ở các giải đấu trẻ, sau đó thì kiêm nhiệm một câu lạc bộ giàu có ở vô địch quốc gia Việt Nam. Năm 2008, ông dẫn dắt đội tuyển giành chiến thắng tại giải U21 báo Thanh Niên tổ chức.
Từ năm 2008, ông bắt đầu làm trợ lý cho đội tuyển bóng đá Việt Nam. Tại giải AFF Suzuki Cup 2008, Phan Thanh Hùng cùng đồng đội đã trở thành nhà vô địch mùa giải này. Năm 2009, ông tiếp tục thành công khi đưa đội tuyển U21 Đà Nẵng trở thành nhà vô địch của giải U21 báo Thanh Niên.
Sau đó đến năm 2012, ông Phan Thanh Hùng đã từ chức Huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Việt Nam sau khi dẫn dắt cả đội tuyển không thành công tại AFF Cup 2012.
9Hoàng Văn Phúc (2013 - 2014)
HLV Hoàng Văn Phúc bắt đầu sự nghiệp làm huấn luyện viên chuyên nghiệp khi ở vai trò trợ lý của Hà Nội ACB vào năm 2000. Vào năm 2004 cuối V.League, ông Phúc được chọn làm HLV trưởng và dẫn dắt đội tuyển bóng đá Việt Nam từ năm 2006 - 2008.
Dù chỉ tạm quyền hai trận để dẫn dắt ĐT Việt Nam nhưng ông cũng cảm thấy rất vinh dự, ông cũng đã đem sức mình vào sự nghiệp đào tạo nên dàn cầu thủ trẻ nhiệt huyết trên sân.
10Miura (2014 - 2016)
Với 2 năm dẫn dắt đổi tuyển, trên phương tiện thành tích, HLV Miura không quá nổi bật như ông Park Hang-seo, nhưng vẫn nổi bật hơn những chiến lược gia còn lại trong lịch sử.
HLV Miura cũng đưa đội tuyển U23 Việt Nam, lần đầu dự vòng chung kết châu Á. Về thành tích, HLV Miura đã thành công xuất sắc trong quá trình dẫn dắt, ông góp phần cho bóng đá Việt Nam có giai đoạn chuyển giao suôn sẻ và có những thay đổi mới.
11Nguyễn Hữu Thắng (2016–2017)
Ông từng là cầu thủ của câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An và từng là thành viên và đội trưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam những năm 1997 - 1999.
Từ 03/2017 - 08/2017, anh được bổ nhiệm làm huấn luyện viên và dẫn dắt đội tuyển quốc gia Việt Nam. Thành tích mà khi ông dẫn dắt đội U-23 quốc gia Việt Nam là đạt được 1 số thành tựu tuy không gây tiếng vang dữ dội nhưng vẫn giữ vị trí nhất định cho đội bóng. Ông hiện là chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá TPHCM.
12Park Hang-seo (2017–nay)
Tháng 11/2017, ông Park Hang-seo đã ký hợp đồng làm HLV và dẫn dắt đội tuyển bóng đá Việt Nam, từ đó ông đã giúp nền bóng đá nước nhà ghi dấu ấn đặc biệt. Ông đưa Đội tuyển U23 Việt Nam giành chức Á quân Giải vô địch U23 châu Á 2018 diễn ra tại Thường Châu, Trung Quốc, đây là lúc nền bóng đá Việt Nam gây tiếng vang với bạn bè quốc tế.
Cuối năm 2018, tại Giải vô địch Đông Nam Á - AFF Cup, thầy trò HLV Park Hang-seo giành chức vô địch. Đầu năm 2019 tại Giải vô địch bóng đá châu Á - Asian Cup tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, ông Park Hang-seo đã đưa Đội tuyển Việt Nam lọt vào tứ kết (1 trong 8 đội mạnh nhất).
Cũng trong năm 2019, tại SEA Games 30, Đội tuyển U22 Việt Nam giành Huy chương Vàng. Ông là HLV đã có nhiều đóng góp ấn tượng cho bóng đá Việt Nam, cùng với 1 tinh thần chiến đấu vô cùng mạnh mẽ.
Nếu có thắc mắc hãy bình luận cho chúng tôi biết nhé..
Bạn đang xem: Danh sách huấn luyện viên bóng đá Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Chuyên mục: Giải trí
Các bài liên quan
- Xem lại trận bóng đá Việt Nam vs UAE (2-3), vòng loại World Cup 2022
- Top 4 những cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam giữ sứ mệnh World Cup
- Top cầu thủ bóng đá Việt Nam nổi tiếng, tài giỏi và nhiều thành tựu
- Top những cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất thế giới 2020 do FIFA bầu chọn
- Top HLV bóng đá xuất sắc nhất thế giới ở thế kỷ 21
- 4 cách xem trực tiếp các trận đấu của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2022