Công nghệ và thời trang - song hành viết tiếp câu chuyện cà phê
Đối lập với hình ảnh khô khan của những nhà khoa học đang nghiên cứu trong phòng lab, thì thời trang lại gợi mở đến sự mềm mại, đa sắc với các hoạ tiết, chất liệu được biến tấu khéo léo dưới những bàn tay của các nhà thiết kế.
Hai yếu tố này tưởng như đối lập nhưng thực tế, chính những bộ trang phục chúng ta đang khoác lên hằng ngày lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa thời trang sáng tạo và đổi mới công nghệ. Đây chính là những thành quả của những đơn vị tiên phong trong ngành thời trang khi lấy con người là cốt lõi cho sự phát triển, lấy trải nghiệm của người dùng làm mục tiêu, và lấy công nghệ làm bệ đỡ cho sự sáng tạo.
Đằng sau vẻ đẹp mềm mại, đa sắc của thời trang là những “công trình” công nghệ kỳ vĩ của những nhà khoa học
Sự song hành của công nghệ và thời trang…
Theo thời gian, sự phát triển của xã hội đã kéo theo sự phát triển về nhu cầu ăn mặc của con người. Những bộ quần áo đơn thuần, thô sơ từ lá, dừa,… đã trở thành những bộ quần áo thời trang với các thiết kế sáng tạo, tôn vinh vẻ đẹp của con người, trở thành một phần của văn hoá và nghệ thuật thời đại. Tưởng như thời trang càng phát triển thì nguyên vật liệu lại càng phải mới, phải xa xỉ nhưng thời trang hiện đại dần đưa chúng ta quay về gần hơn với tự nhiên, thể hiện sự tôn trọng với nguyên vật liệu sơ khởi để có thể phát triển bền vững hơn.
Đây cũng chính là lúc mà thời trang cần công nghệ song hành để khai phá những giá trị mới, mang lại hơi thở mới cho ngành.
Sự song hành của công nghệ và thời trang đang tạo nên những tác động sâu rộng đến cốt lõi của ngành, là sợi vải, là yếu tố đầu tiên để hình thành những tấm vải, những bộ trang phục đa dạng kiểu dáng, màu sắc. Công nghệ giúp kết cấu bên trong sợi vải bền chặt, vững chắc như một công trình nhờ cấu trúc phân tử nano, mỗi loại sợi mang chức năng khác nhau và sẵn sàng bảo vệ người tiêu dùng trước những tác động từ thiên nhiên.
Lúc này, công nghệ giúp các sợi vải được kết nối bền chặt, sẵn sàngbảo vệ người tiêu dùng trướctác động từ thiên nhiên.
Ngoài công trình cơ bản, còn có những công trình xanh khác được các “kỹ sư” trong phòng lab nỗ lực xây dựng bằng việc tận dụng những nguồn nguyên liệu từ tự nhiên để thân thiện hơn với môi trường và bền vững hơn trước tác động của thời gian. Cụ thể, tại Singtex – một trong những đơn vị nghiên cứu phát triển sợi vải hàng đầu từ Đài Loan (Trung Quốc), các kĩ sư tại đây đã tận dụng bã cà phê để tạo thành những sợi vải Xanh. Công trình sợi cà phê đã giúp việc sản xuất sợi vải giảm 50% khí thải CO2, tiết kiệm 30% năng lượng và 70% lượng nước tiêu thụ.
Không dừng lại ở đó, qua những đôi bàn tay đổi mới sáng tạo của Faslink – một trong những công ty thời trang tiên phong về sợi vải xanh tại Việt Nam, sợi cà phê đã được kết hợp với những loại sợi khác để trở thành những tấm vải có tính năng khác nhau, may lên nhiều bộ trang phục đa dạng ứng dụng cho từng nhu cầu.
Những chiếc áo sơ mi cà phê, polo cà phê ẩn chứa một “công trình” xanh đã và đang trở nên gần gũi trong lối sống con người
… sẽ không có biên giới, không điểm kết
Nói về sự song hành của công nghệ và thời trang, bà Trần Hoàng Phú Xuân, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Faslink, chia sẻ: “Trong ngành thời trang, sức mạnh của công nghệ là không biên giới. Những người tiêu dùng, cho dù ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đều có thể thụ hưởng những lợi ích mà công nghệ mang lại”.
Cũng như sự song hành của công nghệ và thời trang: bền chặt, lâu dài, không biên giới, mối quan hệ giữa Faslink và các đối tác cũng được thắt chặt bởi phương châm “bền vững là con đường duy nhất”. Sự hợp tác giữa Faslink với Singtex là một ví dụ điển hình. Trải qua 8 năm cho sự hợp tác, Faslink và Singtex đã cùng nhau mang sợi cà phê với nhiều tính năng vượt trội, xuất hiện đa dạng trong các sản phẩm thời trang: áo sơ mi, áo polo, đồng phục cho đến các loại phụ kiện như khăn, túi, nón… Với khả năng thương mại hoá của Faslink, sợi cà phê được đón nhận tích cực tại thị trường khi tiếp cận đến 40 nhãn hiệu thời trang nội địa và hơn 2.5 triệu sản phẩm được người Việt Nam tin tưởng tiêu dùng. Thành quả này đã khẳng định sự ảnh hưởng sâu rộng của thời trang khi song hành cùng với công nghệ.
Sản phẩm thời trang từ sợi cà phê chính là thành quả của nỗ lực vượt biên giới của Faslink và Singtex
Tuy nhiên, sự song hành của công nghệ và thời trang không dừng lại ở đó, cũng như hành trình của Faslink và Singtex. Tiếp nối những giá trị hiện tại, Faslink và Singtex tiếp tục thực hiện bản cam kết chiến lược cho thị trường sợi vải xanh tại Việt Nam: triển khai chương trình tái chế các sản phẩm thời trang cũ; thu gom bã cà phê Việt Nam theo tiêu chuẩn của Singtex; hỗ trợ trồng 1.000 cây xanh tại Vườn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa); trao đổi, chia sẻ kiến thức trong việc nghiên cứu và ứng dụng giải pháp mới trong ngành dệt may, đồng thời nâng cao trải nghiệm sử dụng của khách hàng. Qua bản cam kết, Faslink và Singtex lần nữa chứng minh cho việc không có biên giới, không có điểm kết cho công nghệ trong thời trang.
Cái bắt tay khẳng định mối quan hệ hợp tác bền chặt của Faslink và Singtex
Tuy nhiên, một “công trình” sợi vải xanh cũng không thể xây nên một diện mạo mới cho ngành. Một người tiên phong, một vài sự hợp tác của các đơn vị cũng không thể giúp ngành thời trang phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn, để gỡ bỏ những định kiến sẵn có. Hơn hết, ngành thời trang cần có những người tiên phong, những nhà phát triển, những doanh nghiệp, thương hiệu có chung một tầm nhìn, chung mục tiêu, đưa công nghệ song hành cùng thời trang để tạo ra những giá trị xanh đến cuộc sống.
Bạn đang xem: Công nghệ và thời trang - song hành viết tiếp câu chuyện cà phê
Chuyên mục: Thời trang