Con gái 9 tuổi của Đoan Trang: Nói thành thạo 3 thứ tiếng, chiều cao ấn tượng hơn mẹ nhờ 1 bí quyết liên quan đến giấc ngủ
Bé Sol (tên thật là Angelina, sinh năm 2014) là con gái của ca sĩ Đoan Trang và ông xã người Thụy Điển, Johan Wicklund. Cô bé nhận được sự yêu thương của khán giả nhờ ngoại hình xinh xắn và tính cách đáng yêu.
Những lần xuất hiện cùng mẹ trong các sự kiện hay chương trình truyền hình thực tế "Thử Thách Lớn Khôn", Sol đều được khen ngợi vì sự thông minh, lanh lợi. Cô bé nổi trội vì khả năng nói 3 thứ tiếng đó là tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Thụy Điển.
Vẻ đáng yêu của bé Sol - con gái ca sĩ Đoan Trang khi còn
nhỏ.
Không chỉ rất thông minh, Sol còn thừa hưởng nét đẹp của mẹ và chiều cao ấn tượng của bố. Mới 9 tuổi nhưng Sol đã ra dáng một thiếu nữ nhẹ nhàng, xinh đẹp. Trong khi mẹ Đoan Trang sở hữu chiều cao khiêm tốn 1m5, thì Sol được mong đợi sẽ có chiều cao ấn tượng vì bé có đôi chân thon dài rất tiềm năng.
Mới 9 tuổi nhưng Sol đã ra dáng một thiếu nữ nhẹ nhàng, xinh
đẹp.
Từng chia sẻ về bí quyết nuôi con cao lớn, Đoan Trang cho biết bản thân mình thường khuyến khích con ăn nhiều để mau lớn. Cô luôn dành thời gian tự nấu ăn giúp bé Sol có đủ chất để phát triển cao lớn, khỏe mạnh.
Ngoài quan tâm đến chế độ ăn, nữ ca sĩ cũng khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời, cũng như tập yoga, bơi lội...
Một bí quyết khác giúp bé Sol cao lớn được Đoan Trang nhấn mạnh đó là cho con đi ngủ sớm. Thực tế, không chỉ Sol mà bé Thiên Từ nhà ca sĩ Đan Trường, hai con gái Lọ Lem - Hạt Dẻ nhà MC Quyền Linh... cũng được bố mẹ cho ngủ sớm (trước 9h tối) để đảm bảo tăng chiều cao hiệu quả nhất.
Đây cũng là một bí quyết tăng chiều cao cho trẻ mà các bậc phụ huynh nên lưu ý để làm theo.
Vì sao ngủ sớm lại tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ?
Theo các chuyên gia, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ. Đặc biệt trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sớm có khả năng phát triển chiều cao tốt hơn. Lý do là bởi sự phát triển chiều cao chịu tác động của hormone tăng trưởng GH. Ban đêm là lúc hormone này tiết ra nhiều nhất, nếu không ngủ sớm thì trẻ sẽ bỏ lỡ mất cơ hội được nhận loại hormone này.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi thức sau 9h tối có thể bị tăng nguy cơ béo phì. Đối với trẻ béo phì, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cũng như thấp lùn sẽ cao hơn...
Ngoài ra, khi không ngủ đủ giấc, trẻ sẽ không có đủ năng lượng để học tập, vui chơi... dẫn đến học tập kém tập trung, khả năng ghi nhớ bị ảnh hưởng.
Những lưu ý về giấc ngủ:
- Tổng giờ ngủ trong ngày: Người lớn 1 ngày chỉ ngủ 7 tới 8 giờ. Người già thì một ngày chỉ ngủ khoảng 5 tới 6 giờ đồng hồ. Nhưng trẻ em sẽ ngủ nhiều hơn 10 tiếng.
- Độ sâu của giấc ngủ: Nghiên cứu cho thấy, trong quãng thời gian từ 11h đêm tới 1h sáng và từ 4h sáng tới 5h sáng, nếu trẻ ngủ sâu sẽ kích thích tăng tiết hormone tăng trưởng chiều cao.
- Ngủ sớm: Trẻ em dưới 5 tuổi cần đi ngủ trước 9h tối. Trẻ từ 5 tới 10 tuổi, ngủ trước 9h30 tối. Trẻ từ 10 tới 16 tuổi nên ngủ trước 10h đêm.
Cách để nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bé:
- Bố mẹ cần tạo cho con thói quen ngủ sớm, dậy sớm.
- Để trẻ có một không gian yên tĩnh, môi trường mát mẻ, độ ẩm phù hợp.
- Không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
- Cha mẹ cũng có thể đọc sách và hát cho bé nghe trước khi ngủ và cần tắt hết đèn trước khi ngủ để không tạo ra một giấc ngủ gián đoạn cho con.
Bạn đang xem: Con gái 9 tuổi của Đoan Trang: Nói thành thạo 3 thứ tiếng, chiều cao ấn tượng hơn mẹ nhờ 1 bí quyết liên quan đến giấc ngủ
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Nữ ca sĩ lấy chồng Thụy Điển: “Có một lý do khiến chồng tôi muốn lấy vợ Việt”
- Đoan Trang: 'Từng yêu hết mình, nhận lại đau khổ'
- Ngủ 2 tiếng/ngày, người phụ nữ nhập viện tâm thần
- Không phải mê tín, 5 vật dụng đặt đầu giường âm thầm 'hút cạn' sức khỏe, càng ngủ càng mệt
- Người phụ nữ 40 năm hoàn toàn không ngủ vẫn khỏe mạnh bình thường, bác sĩ đặt máy đo sóng não theo dõi 48 tiếng mới phát hiện sự thật kinh ngạc
- Vì sao lại nói nửa đêm không được nhìn đồng hồ, không uống nước? Bác sĩ: “Không phải mê tín, có lý đấy”