Cô gái bàng hoàng khi vỡ buồng trứng ở tuổi 24, bác sĩ chỉ ra một thời gian nhạy cảm cần đặc biệt lưu ý
Cô Trương (24 tuổi, Giang Tô, Trung Quốc) phải nhập viện khoa cấp cứu Phụ khoa của bệnh viện y học Đông Tây y tổng hợp tỉnh Giang Tô. Cô cho biết, sau khi quan hệ với chồng 4 tiếng trước, cô cảm thấy hơi đau bụng. Nghĩ chỉ là đau bụng bình thường nhưng sau khi uống thuốc giảm đau, các triệu chứng vẫn không giảm mà còn bắt đầu có dấu hiệu nôn và buồn nôn.
Sau khi nhập viện, bác sĩ Trưởng khoa Phụ khoa Diệp Vũ Tề đã loại trừ khả năng cô Trương có thai ngoài tử cung. Qua siêu âm màu, trưởng khoa Diệp phát hiện buồng trứng trái của bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu bất thường và khoang chậu có chất lỏng. Cuối cùng, bác sĩ đưa ra chẩn đoán cô Trương bị vỡ buồng trứng.
Sau khi cầm máu, phòng ngừa nhiễm trùng, cơn đau bụng của cô Trương thuyên giảm đáng kể. Bác sĩ Diệp đã kê cho cô đơn thuốc Đông y nhằm thúc đẩy khí huyết, thông kinh mạch nhằm tăng cường thể chất và khả năng phục hồi. 5 ngày sau, các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân hoàn toàn biến mất, dịch vùng xương chậu cũng không còn.
Trước khi xuất viện, Trưởng khoa Diệp dặn dò cô có thể duy trì sinh hoạt thường ngày, tránh những va chạm mạnh từ bên ngoài vào vùng bụng.
Nguyên nhân nào gây ra vỡ buồng trứng?
Tuy nhiên, sau sự việc, cô Trương vẫn rất lo lắng liệu có khả năng cô sẽ mất hoàn toàn buồng trứng ở tuổi 24 không? Trước vấn đề này, trưởng khoa Diệp cho biết, vỡ buồng trứng là một bệnh lý cấp tính thường gặp trong phụ khoa chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chức năng buồng trứng mạnh.
Nguyên nhân thường do một số hành động, thói quen vô thức tác động từ bên ngoài vào vùng bụng, táo bón, quan hệ tình dục, nhịn tiểu, chơi thể thao mạo hiểm...
Bác sĩ cũng thông tin thêm, trong trường hợp vỡ buồng trứng không nhất thiết phải tiến hành cắt bỏ, phương thức điều trị phụ thuộc vào mức độ đau cũng như lượng máu chảy ra... Chỉ cần điều trị kịp thời sẽ không để lại di chứng.
Biểu hiện ban đầu của vỡ buồng trứng là đau bụng một bên và dần lan ra toàn bụng, trường hợp nặng kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn, đại tiện nhiều lần, sưng hậu môn và các cảm giác khó chịu khác.
Cơn đau ban đầu khá nhẹ nên rất dễ nhầm lẫn với đau bụng bình thường. Chính vì vậy, không nên dùng thuốc giảm đau ngay khi mới đau bụng nếu không sẽ phản tác dụng và làm hỏng chức năng buồng trứng. Nên nghỉ ngơi trên giường ít nhất 2 giờ. Nếu cơ thể không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến các cơ sở y tế điều trị kịp thời.
Bác sĩ Diệp nhắc nhở thời kỳ có nguy cơ vỡ buồng trứng cao nhất thường là nửa tháng trước khi có kinh. Phụ nữ nên hình thành thói quen ghi lại chu kỳ kinh nguyệt và duy trì khám phụ khoa hàng năm để theo dõi những thay đổi về thể chất. Trong sinh hoạt hàng ngày, nên ăn uống điều độ, sinh hoạt đúng giờ, tránh dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng khi tắm để tránh kích thích buồng trứng.
Nguồn: Newqq
Bạn đang xem: Cô gái bàng hoàng khi vỡ buồng trứng ở tuổi 24, bác sĩ chỉ ra một thời gian nhạy cảm cần đặc biệt lưu ý
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Cô gái khám da liễu nhưng phát hiện bệnh nguy hiểm ở buồng trứng nhờ 1 thứ trên mặt chị em nào cũng ghét
- Phụ nữ dưới 30 tuổi có kinh nguyệt kiểu này dễ bị suy giảm nội tiết, ăn 5 món giúp buồng trứng khỏe, dễ mang thai
- TPHCM: Bé gái mới 19 ngày tuổi phải mổ buồng trứng khẩn trong đêm
- Suy buồng trứng sớm “thích” tấn công nhất 4 kiểu phụ nữ
- Buồng trứng là “công tắc lão hóa” của phụ nữ, làm 4 việc và ăn 3 thứ để bảo vệ
- Chăm ăn 5 thực phẩm này buồng trứng vừa khỏe lại chậm lão hóa