Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu?
Gần đây, tình trạng bệnh “phổi trắng” gia tăng tại Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Bệnh đang là mối quan ngại đối với trẻ em, người có sức đề kháng yếu.
Bệnh phổi trắng là gì?
Hội chứng phổi trắng (thường được mọi người gọi là bệnh phổi trắng hay phổi khô) là chỉ tình trạng phổi có màu trắng xoá trên phim chụp X quang.
Chụp X quang phổi là một kỹ thuật quen thuộc trong y khoa. Máy chụp X quang sẽ phát ra những chùm tia X bức xạ cao xuyên qua các cơ quan, dựa trên mức độ hấp thụ và phản hồi của tia X mà cho ra hình ảnh các cơ quan như: phổi, tim, mạch máu,.. trên phim X quang. Các cơ quan, tổ chức bên trong lồng ngực sẽ hiển thị trên phim X quang với các màu sắc trắng, xám, đen với mức độ đậm nhạt khác nhau.
Bình thường, một lá phổi khỏe mạnh khi chụp phim X-quang, thì sẽ thấy phổi trong (hình ảnh hiển thị máu đen). Tuy nhiên, do viêm phổi hoặc bệnh lý khác dẫn đến phim phổi có hình ảnh trắng bất thường.
Ngoài ra, một số triệu chứng chính của bệnh phổi trắng như:
- Ho khan, ho kéo dài, có thể kèm theo đờm
- Khó thở, thở khò khè.
- Đau ngực
- Sốt
- Nhức đầu
- Mệt mỏi
Hình ảnh X-quang phổi trắng (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây phổi trắng
Viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae
Viêm phổi do các tác nhân vi khuẩn, vi rút, nấm,... có khả năng gây bệnh phổi trắng. Đặc biệt, viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây bệnh phổi trắng có xu hướng tăng gần đây.
Khói thuốc lá
Ở những người hút thuốc lá thường xuyên, tỷ lệ mắc bệnh phổi như: bệnh phổi trắng, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi, ung thư phổi,... tăng cao đáng kể. Bên cạnh đó, hút thuốc lá thụ động (những người hít phải khói thuốc lá) cũng có nguy cơ mắc các bệnh về phổi, đặc biệt là hội chứng phổi trắng.
Ảnh minh họa
Thời tiết thay đổi thất thường
Đây là nguyên nhân chính gây nhiều bệnh hô hấp như: cảm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm, viêm phế quản,… Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm và hợp có thể gây tác động đến phổi, dễ dẫn đến bị bệnh phổi trắng.
Ô nhiễm không khí, môi trường sống
Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất công nghiệp cũng là tác nhân chính gây ra nhiều bệnh tật cho con người, bệnh phổi trắng là một trong số đó.
Do phơi nhiễm khi làm việc
Người lao động làm việc trong môi trường chứa uranium, thạch tín, amiang có nguy cơ cao mắc bệnh phổi trắng. Đặc biệt, làm việc trong môi trường chứa amiang kéo dài có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao.
Bệnh phổi trắng nguy hiểm thế nào?
Bệnh phổi trắng nếu phát hiện sớm & điều trị kịp thời, đúng cách thì sẽ khỏi hoàn toàn & không tác động đến sức khỏe bệnh nhân. Ngược lại, nếu điều trị muộn hoặc sai cách thì bệnh phổi trắng nguy hiểm gây nhiều tác hại tác động nghiêm trọng đến sức khỏe như:
- Hình thành áp xe phổi
- Tràn dịch màng phổi, suy hô hấp
- Nhiễm trùng huyết: Một số trường hợp vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn máu, sau đó chúng sẽ nhanh chóng lây lan tới các cơ quan khác gây suy đa cơ quan và cuối cùng là tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh phổi trắng
Hội chứng phổi trắng có thể điều trị được, tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra bệnh, mà khả năng và kế hoạch điều trị khác nhau.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra phổi trắng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như: thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, thuốc điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng.
Trong trường hợp phổi trắng là do các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ điều trị các bệnh lý đó để cải thiện tình trạng phổi.
BÁC SĨ HUỲNH MINH NHỰT Tác giả bài viết Bác sĩ tốt nghiệp Trường ĐH Y Dược Cần Thơ. Bác sĩ khoa Nội Nhiễm - BV đa khoa Khu vực Thủ Đức Kinh nghiệm công tác: Bác sĩ điều trị Hệ thống nhi khoa Dr.Phước. Đại biểu Đại hội Liên Chi Hội Gan Mật TP.HCM nhiệm kỳ 2023 - 2028. |
Bạn đang xem: Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Phổi đông đặc, suy hô hấp do tự chữa cúm A tại nhà
- Người đàn ông ho liên tục tưởng bị cảm lạnh hóa ra bị ung thư phổi, một phần tim bị 'ăn' mất, đâu là đối tượng nên đề phòng?
- Chàng trai 22 tuổi chỉ có '1% cơ hội sống', buộc phải ghép cả 2 lá phổi vì sở thích này của nhiều người
- Biến thể Covid-19 có thể lây nhiễm sâu ở phổi
- Làm cách nào để nhận biết triệu chứng viêm phổi nếu trẻ không sốt?
- Bụi mịn và mưa ẩm 'kết hợp' đe dọa sức khỏe: Việc cần làm ngay để thanh lọc phổi, tránh bệnh hô hấp trong ngày ô nhiễm không khí