Chứng trai đẹp "nghiện" yêu bản thân quá mức?
Xã hội hiện đại đã mở ra nhiều xu hướng và phong cách sống mới cho người đàn ông hiện đại. Họ có nhiều cơ hội được chọn lựa các lối sống, hướng đi khác nhau để làm cho cuộc đời mình thêm phong phú, đa dạng hơn.
Tuy nhiên, nam giới cũng phải đối mặt với nhiều dạng bệnh tâm lý và tâm thần phức tạp hơn bởi những áp lực mà xã hội mang đến cho họ. Một trong số đó là chứng ái kỷ.
Khi phụ nữ gặp một người đàn ông, bạn nghĩ rằng mình thật may mắn. Anh ấy quyến rũ và có mọi thứ mà bạn từng hy vọng và mơ ước. Nhưng dần dần, anh ấy trở thành người chồng luôn kiểm soát và chỉ trích. Mọi thứ đều xoay quanh anh ấy và chồng bạn không hề quan tâm đến cảm xúc hay suy nghĩ của bạn. Người đàn ông mà bạn gặp đã biến mất.
Rất có thể anh ấy đang mắc chứng ái kỷ, một chứng bệnh tâm lý thường gặp ở nhiều quý ông thời nay.
Để hiểu rõ hơn về đàn ông kiểu này, ta cần hiểu ái kỷ hay tự luyến (tiếng Anh narcissism) là sự theo đuổi sự hài lòng từ sự phù phiếm hoặc sự ngưỡng mộ tự cao đối với hình ảnh và thuộc tính lý tưởng của một người. Điều này bao gồm tự tâng bốc, cầu toàn và kiêu ngạo.
Nhiều người đàn ông ưa nhìnđang mắc chứng ái kỷ trong xã hội hiện đại
Thuật ngữ này bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp, với câu chuyện chàng trai tên Narcissus trẻ tuổi yêu hình ảnh của chính mình được phản chiếu trong một hồ nước. Thuật ngữ Narcissism ra đời từ đó.
Ái kỷ cũng là một khái niệm trong lý thuyết phân tâm học, được giới thiệu phổ biến trong bài tiểu luận On Narcissism của Sigmund Freud (1914). Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đã liệt kê rối loạn nhân cách ái kỷ phân loại trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM) từ năm 1968, dựa trên khái niệm lịch sử của việc yêu bản thân thái quá.
Vào năm 2009, giáo sư Jean Twenge của ĐH San Diego hợp tác với tiến sĩ W. Keith Campbell, một chuyên gia về hội chứng ái kỷ.
Cả hai nghiên cứu về việc liệu những người sinh ra ở thế hệ sau có điểm trung bình cao hơn so với các thế hệ trước trong “Bài kiểm tra tính cách tự yêu mình”, được thiết kế bởi Robert Raskin và Howard Terry vào năm 1988.
Một nghiên cứu gần đây phát hiện thấy những người bị đánh giá là có tính ái kỷ cao thì cũng có xu hướng được xem là người hấp dẫn nhất trên thị trường hẹn hò.
Phân tích số liệu có từ trước năm 2006 của 15.000 sinh viên đại học ở Mỹ, họ nhận thấy có mối quan hệ mật thiết giữa năm sinh của những người tham gia và điểm của họ. Cụ thể là sinh viên của những năm 2000 có điểm tự yêu mình cao hơn hẳn so với sinh viên thời những năm 1980 và 1990.
Giáo sư Jean Twenge cho rằng những người trẻ ở độ tuổi 18 và 19 thường chú tâm tới bản thân hơn so với những lứa tuổi khác và đây là sự phát triển thông thường. Tuy nhiên nghiên cứu của bà cũng cho thấy hiện nay có nhiều người trẻ tự yêu mình hơn so với trước, và nam giới có xu hướng tự yêu mình cao hơn nữ giới.
Một nghiên cứu gần đây phát hiện thấy những người bị đánh giá là có tính ái kỷ cao thì cũng có xu hướng được xem là người hấp dẫn nhất trên thị trường hẹn hò.
Người ái kỷ thường có sức quyến rũ cao, và tin tưởng sâu sắc vào sức quyến rũ của bản thân
Có 2 kiểu người sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng khoa học đã chứng minh những người ái kỷ thì quyến rũ hơn trong hẹn hò hơn những người không-ái kỷ: những ai xui xẻo từng hẹn hò với người ái kỷ, và bản thân người ái kỷ-vì tin rằng họ rất hấp dẫn là một dấu hiệu chính của tính cách của họ.
Nhưng trên cương vị là bạn tình, những người ái kỷ lại chẳng hề đơn giản: nỗi ám ảnh về bản thân của họ có thể bóp chết bất kỳ dấu hiệu của yếu điểm nào (ở họ), và chưa hết, bất kể tất cả những câu chuyện về con người họ tuyệt vời ra sao, người ái kỷ thường phải vật lộn với lòng tự trọng rất thấp. Họ là người méo mó, khuyết tật vì thiếu khả năng tạo dựng một mối quan hệ tình cảm chân thật với người khác. Họ thiếu khả năng thấu cảm. Họ là bậc thầy trong việc quyến rũ bạn tình, nhưng lại rất tệ trong việc duy trì những mối quan hệ lành mạnh.
Ấy vậy mà! – chúng ta vẫn cứ yêu họ. Tại sao lại thế? Sau đây là những lý do giải thích tại sao những người ái kỷ lại sống tốt trên thị trường hẹn hò của chúng ta:
Họ tin tưởng sâu sắc vào sức quyến rũ của bản thân
Những người ái kỷ thường có vẻ ngoài ưa nhìn. Hoặc, có lẽ quan trọng hơn, họ tin rằng họ rất đẹp – và niềm tin này đóng một vai trò quan trọng trong cách mà họ sống trên đời: tự tin vào khả năng của họ để khiến cho người khác muốn lên giường với họ.
Tất nhiên, sự lôi cuốn về thể xác là điều thiết yếu trong bất cứ mối quan hệ nào. Nhưng vấn đề khi hẹn hò với một kẻ ái kỷ đó là họ sẽ rút cạn sức lực người yêu của họ bằng những đòi hỏi phải biết quan tâm, chú ý rồi lại sớm bắt đầu tìm kiếm sự tán thành ấy từ những người khác. Đó là lý do tại sao họ sẽ quay lại với Tinder (“để vui vẻ tí!”) và tại sao, nếu bạn đang tìm kiếm một mối quan hệ chung thủy thì việc qua lại với một người ái kỷ chẳng có gì tốt đẹp cả.
Người ái kỷ chỉ tin tưởng sâu sắc vào sự quyến rũ của bản thân mình
Lúc nào cảm xúc cũng bất an
Ở ngay phía trên, chúng ta đã nói rằng người ái kỷ chỉ tin tưởng sâu sắc vào sự quyến rũ của bản thân mình. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Những người ái kỷ được nghiên cứu đa phần mắc chứng lo âu, sợ hãi, luôn cảm thấy thiếu an toàn, dựng cả tóc gáy lên với những thứ mà một người trưởng thành bình thường sẽ không bao giờ để tâm đến vậy. Nói chung, người ái kỷ vô cùng nhạy cảm.
Cơn giận của người ái kỷ mới gọi là kinh khủng. Giả sử "nửa kia" của bạn là người ái kỷ, chỉ cần bạn hơi phấn khích khi khen ngợi anh bạn đồng nghiệp thôi, gã cũng có thể nhảy dựng lên buộc tội bạn không chung thủy, "ăn chả ăn nem".
Yêu chàng ái kỷ bạn sẽ bị kiểm soát về mọi thứ
Người ái kỷ cũng thường tuân theo chủ nghĩa hoàn hảo, tức là họ muốn tất cả mọi thứ phải luôn ở mức tốt nhất, những gì “xứng đáng” với họ phải là thứ tốt nhất. Trong mắt họ, họ chính là phiên bản số 1 thì người bên họ cũng phải là số 2, không được là số 3, số 4. Bởi thế họ có xu hướng chỉ trích, kiểm soát người yêu mọi vấn đề, bắt buộc phải làm theo ý họ để đạt được kết quả tốt nhất.
Nhiều người có thể nhầm lẫn người yêu ái kỷ với người gia trưởng, bởi những người gia trưởng cũng có xu hướng thích kiểm soát, muốn người khác phải theo ý mình, luôn cho rằng là mình đúng ( thường áp dụng với phái nam). Tuy nhiên bản chất của hai nhóm người này là hoàn toàn khác nhau.
Có người yêu bị ái kỷ bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được lời xin lỗi
Có người yêu bị ái kỷ bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được lời xin lỗi
Như đã nói, người ái kỷ luôn suy nghĩ rằng họ chính là nguyên tắc, là người dẫn đầu, mọi phải noi theo họ, bản thân họ chính quy chuẩn. Do đó cho dù có sai họ cũng không bao giờ xin lỗi mà cho rằng người khác sai. Thậm chí họ cho rằng việc xin lỗi là một điều gì đó thật kinh khủng, điên rồ và bản thân hộ không thể nào chấp nhận được.
Yêu người ái kỷ chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được lời xin lỗi từ đối phương từ việc lớn đến việc nhỏ, thậm chí còn bị giận ngược lại. Chẳng hạn cho dù họ đến muộn, họ không nhớ ngày kỷ niệm, nếu bạn trách cứ họ sẽ đổ lỗi cho việc quá bận rộn để lo cho tương lai hai đứa, trách ngược lại rằng bạn luôn đòi hỏi mà không biết rằng họ cố gắng như vậy là vì bạn.
Họ thực sự, rất, rất cuốn hút
Bất chấp những rắc rối mà họ có với tính dễ tổn thương về mặt tình cảm, người ái kỷ có xu hướng được nhiều người bao quanh–họ luôn có rất nhiều mối quan hệ bạn bè, người quen và mối quan hệ trong công việc. Còn gì hấp dẫn hơn việc được một ai đó có hàng triệu bạn bè–người là linh hồn của các bữa tiệc, người mà đủ mọi hạng người đều muốn dành thời gian cho họ–chú ý đến bạn? Có lẽ bạn là người rất đặc biệt. Cho đến khi họ quyết định rằng bạn không còn đặc biệt nữa. Người ái kỷ muốn hấp thụ sự chú ý, và một khi anh (cô ta) đã hút cạn kiệt bạn thì sẽ chuyển sang đối tượng kế tiếp.
Bạn có thể phải mất một thời gian để xác định được liệu người yêu tiềm năng của bạn có phải là người ái kỷ hay không. Nhưng nếu bạn nghi ngờ họ có thể là người ái kỷ thì đây là một mẹo nhỏ: Hãy hỏi thẳng họ. Nếu đúng thì họ sẽ thừa nhận.
Tham vấn bác sĩ tâm lý là điều bạn nên khuyên bạn trai/người yêu mình làm khi họ mắc phải chứng ái kỷ
Vậy phải làm thế nào khi có yêu người ái kỷ?
Rối loạn nhân cách ái kỷ là một vấn đề tâm lý – tâm thần và việc ở bên những người này chưa bao giờ là điều dễ dàng. Thời gian đầu bạn có thể sẽ rất vui, rất hạnh phúc, như đang ở trong mơ bởi có một người yêu quá tuyệt vời. Tuy nhiên càng về sau, khi bản tính của người yêu bị ái kỷ bắt đầu bộc lộ rõ ràng hơn, mức độ kiểm soát và thao túng ngày càng gia tăng khiến bạn cực kỳ mệt mỏi.
Noi chung, yêu chàng ái kỷ thực sự sẽ là một “trải nghiệm khác lạ”, tuy nhiên sự tiêu cực, lo lắng, tự tin lại là thứ chiếm phần nhiều. Bản thân bạn cần quyết tâm hơn khi đã nhận ra người yêu có tâm lý bất bình thường, để có thể khuyên họ đi tham vấn bác sĩ tâm lý.và ngồi lại để cùng trao đổi với nhau, không chỉ vì đối phương mà còn bởi chính bản thân bạn để cùng đưa ra những hướng giải quyết tốt đẹp hơn cho cả bạn và chàng nhé!
Bạn đang xem: Chứng trai đẹp "nghiện" yêu bản thân quá mức?
Chuyên mục: Thời trang