Chung cư trên thế giới được sở hữu có thời hạn hay vĩnh viễn?
Mỗi nước có những quy định khác biệt về thời hạn sở hữu nhà chung cư và hầu hết các chính phủ đều nắm vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý đất đai.
Hệ thống nhà ở của Singapore được chia làm 2 loại: nhà ở bình dân (Public housing) và nhà ở tư nhân (Private housing). Nhà ở tư nhân là các loại nhà phố, biệt thự và các căn hộ cao cấp. Nhà ở bình dân do Cơ quan Phát triển nhà ở (Housing & Development Board - HDB) xây dựng. Đây là những căn hộ chung cư chất lượng với giá phải chăng để cung cấp cho người dân.
Hiện nay, khoảng 85% người dân Singapore sống trong các căn hộ do HDB xây dựng, trong đó 94% người dân sở hữu những căn hộ này, chỉ có khoảng 6% còn lại là đi thuê.
Vào giai đoạn đầu phát triển loại hình nhà này, chính phủ Singapore quy định quyền sở hữu các căn hộ chỉ từ 30 - 50 năm. Sau đó, khi chất lượng các công trình ngày càng tốt lên, nhà nước kéo dài thời hạn này lên mức 99 năm.
Chung cư trên thế giới được sở hữu
có thời hạn hay vĩnh viễn? - 1
Mỗi nước có những quy định khác biệt về thời hạn sở hữu nhà chung
cư. (Ảnh: FSB)
Tiền mua nhà có thể trả theo kỳ, giống như thuê nhà. Tuy nhiên, luật pháp Singapore quy định, người mua nhà có thời hạn hoàn toàn có quyền dùng nó làm tài sản thế chấp.
Tại Trung Quốc, hiến pháp quy định không cấp giấy tờ sở hữu vĩnh viễn cho đất đai hay căn hộ. Thay vào đó, tùy mục đích sử dụng, nhà nước khống chế bằng quy định mục đích và thời gian sử dụng đất (quy định là từ 40 - 70 năm).
Tại các thành phố lớn, khu vực nội đô, hầu như người dân chỉ được ở chung cư. Các dự án mới cũng chỉ xây chung cư theo quy hoạch, rất hiếm khi xây biệt thự hay nhà riêng lẻ. Nếu muốn ở nhà riêng lẻ, người dân phải chi chuyển ra khu vực ngoại ô, cách trung tâm hàng trăm km.
Tại Hong Kong, ngoại trừ Nhà thờ Thánh John, mọi mảnh đất tại thành phố này đều thuộc quyền sở hữu của chính quyền và là tài sản cho thuê.
Chính quyền Hong Kong công nhận quyền sở hữu có thời hạn, các bất
động sản cũ có thể được tự động gia hạn trên cơ sở đóng phí hàng
năm. Cách làm này mang lại cho chính quyền tư cách là bên cấp quyền
kiểm soát đối với cách thức phát triển và sử dụng đất thông qua các
giao ước, điều kiện áp đặt đối với người thuê trong một hợp đồng
với các điều khoản rõ ràng.
Trước đây, người mua đất để xây nhà có thể sở hữu trong vòng 75 - 99 năm. Nhưng từ năm 1997, thời hạn cấp cho bên thuê là 50 năm kể từ ngày cấp.
Tại Ấn Độ, hợp đồng thuê bắt đầu kể từ ngày giao đất và phải tuân thủ các điều khoản và điều kiện nhất định do chính phủ quy định về thời gian thuê, nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê, điều khoản chấm dứt, giải quyết tranh chấp...
Chủ đầu tư có thể tiến hành xây dựng và bán các dự án khu dân cư hoặc thương mại. Người mua chỉ được phép sở hữu các bất động sản này trong khoảng thời gian 99 năm. Tuy nhiên, sau khi thời hạn thuê kết thúc, chủ sở hữu có thể tìm cách kéo dài thời hạn sử dụng thông qua việc gia hạn hợp đồng thuê. Thời gian thuê đối với hợp đồng mới có thể lên tới 999 năm.
Trong khi đó, các nước phương Tây bán chung cư và nhiều loại bất động sản khác dưới hình thức sở hữu có thời hạn và phải đóng thêm phí khi gia hạn thời gian sở hữu.
Tại Mỹ, khoảng 85% bất động sản được bán dưới hình thức có thời hạn. Thời gian sử dụng tối đa có thể lên tới 99 năm.
Dù tỷ lệ người sử dụng nhà có thời hạn không nhiều bằng Mỹ nhưng tại Anh, người mua có thời hạn sử dụng nhà lên tới 999 năm. Tuy nhiên, luật pháp Anh nêu rõ, người mua nhà có thời hạn chỉ được sở hữu căn nhà, trong khi người mua nhà vĩnh viễn có toàn quyền quyết định đối với mảnh đất nơi căn nhà tọa lạc.
Ngoài ra, khi hết hạn sử dụng, nếu có nhu cầu, người mua có thể xin gia hạn. Tuy nhiên, bên cạnh mức giá phải trả thêm do giá cả thị trường leo thang, người mua sẽ phải trả thêm một khoản phí tôn tạo nhà. Vì vậy, người dân Anh chấp nhận mua nhà mới và chuyển chỗ ở, thay vì phải trả thêm tiền.
Bạn đang xem: Chung cư trên thế giới được sở hữu có thời hạn hay vĩnh viễn?
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm