Chia sẻ: Cách nằm điều hòa, máy lạnh không bị khô họng
Có một số người thường xuất hiện cảm giác khô họng sau một đêm nằm ngủ trong phòng điều hòa, máy lạnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc ngủ máy lạnh bị khô họng? Cách khắc phục ra sao? Khám phá ngay cùngtrong bài viết sau nhé!
Có một số người thường xuất hiện cảm giác khô họng sau một đêm nằm ngủ trong phòng bật máy lạnh.
Nguyên nhân và cách hạn chế nằm điều hòa bị khô họng
Nguyên nhân bị khô họng khi ngủ máy lạnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nằm điều hòa bị khô họng nhưng có 3 nguyên nhân chính như sau:
Do độ ẩm trong không khí bị giảm
Theo cơ chế hoạt động của điều hòa, không khí sẽ được dẫn đến bộ phận làm lạnh có nhiệt độ thấp. Khi đó, độ ẩm trong không khí tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ hóa lỏng và bị dẫn ra bên ngoài theo đường ống nước xả. Vì vậy, không khí trong phòng sẽ bị khô do mất độ ẩm khi bật điều hòa.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, độ ẩm không khí an toàn để con người sinh hoạt là 40% đến 60%, còn độ ẩm an toàn để bảo quản máy móc, thiết bị là 50%. Khi chạy điều hòa, độ ẩm trong không khí sẽ bị giảm xuống thấp hơn mức an toàn khiến họng và đường hô hấp của chúng ta dễ bị ảnh hưởng, triệu chứng dễ thấy nhất là khô họng khi ngủ máy lạnh.
Do quạt gió điều hòa phả thẳng vào phía giường ngủ hay chỗ ngồi
Việc chọn vị trí lắp đặt điều hòa, máy lạnh rất quan trọng. Nếu thiết bị được lắp ở vị trí không hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát của máy và làm hại cho sức khỏe người dùng. Đặc biệt, nếu bạn lắp điều hòa ở vị trí mà luồng gió thổi ra phả thẳng vào người dùng thì sẽ gây ra tình trạng khô họng, đau đầu, cảm lạnh, ho, nghẹt mũi, thậm chí là viêm phổi đối với người già và trẻ nhỏ.
Vì thế, hãy tránh lắp điều hòa ở những vị trí mà quạt gió phả thẳng vào phía giường ngủ của bạn để tránh gặp phải tình trang khô họng khi ngủ máy lạnh.
Không khí không được lưu thông do đóng kín cửa
Điều hòa là thiết bị làm mát dành cho không gian kín. Khi dùng điều hòa, cửa phòng được đóng kín, không khí trong phòng không được lưu thông sẽ khiến người dùng cảm thấy bí bách, khó chịu và cũng gây ra tình trạng khô mũi, họng. Đặc biệt, tình trạng này càng nặng hơn khi bạn sử dụng điều hòa trong thời gian dài liên tục vào những ngày nắng nóng.
Cách ngủ máy lạnh không bị khô họng
Để tránh việc ngủ máy lạnh bị khô họng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:
Chọn vị trí lắp máy lạnh, điều hòa hợp lý
Khi lắp máy lạnh, điều hòa, bạn nên lựa chọn vị trí hợp lý, tránh phần quạt gió chĩa thẳng vào mặt, đầu khi ngủ hoặc ngồi.
Khi sử dụng chế độ quạt gió nên chọn tốc độ phù hợp, cho cánh quạt chuyển động hoặc chĩa lên trần để hơi mát được tản đều ra khắp phòng. Đây là cách chỉnh điều hòa để không bị khô họng rất hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể đắp kín chăn, đặt chế độ hẹn giờ cho máy lạnh tự tắt sau khi ngủ say khoảng 3 - 4 giờ. Việc này vừa giúp bạn có giấc ngủ ngon, vừa tránh khô họng mà còn tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.
Xem chi tiết: Vị trí lắp điều hòa trong phòng ngủ ở đâu vừa mát, vừa tốt cho sức khỏe?
Tăng độ ẩm cho không khí trong phòng
Tăng độ ẩm cho không khí trong phòng là một giải pháp hiệu quả giúp bạn hạn chế được hiện tượng khô họng khi ngủ máy lạnh. Có 3 cách để tăng độ ẩm không khí trong phòng điều hòa thông dụng như sau:
-
Cách 1: Đặt một chậu nước, khăn ẩm gần nơi nằm hoặc ngồi. Bạn sẽ cần phải bổ sung nước liên tục để khăn luôn ẩm, chậu luôn có nước. Như vậy, mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
-
Cách 2: Trồng thêm cây xanh trong phòng để tăng độ ẩm và trao đổi không khí. Bạn có thể lựa chọn một số loại cây nhỏ như lan ý, lưỡi hổ, oải hương, nha đam… Tuy nhiên bạn cần nhớ để những cây này xa giường ngủ của bạn nhé!
-
Cách 3: Sử dụng các thiết bị tăng độ ẩm không khí như máy tạo độ ẩm, máy khuếch tán tinh dầu hơi nước hoặc máy lọc không khí có chế độ tạo ẩm… Những thiết bị này sẽ tỏa ra hơi nước để làm tăng độ ẩm trong không khí, dịu mát không khí khô nóng... Bên cạnh lợi ích bảo vệ sức khỏe, các thiết bị tạo ẩm này còn giúp tiết kiệm điện năng và giảm “áp lực” làm việc cho điều hòa.
Không lạm dụng điều hòa và thường xuyên thông gió cho căn phòng
Bạn không nên dùng điều hòa 24/24 kể cả trong những ngày nắng nóng cực điểm, bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mỗi ngày, bạn nên tắt điều hòa, mở hết cửa chính, cửa sổ và bật quạt để không khí được lưu thông từ 1 đến 2 lần.
Ngoài ra, bạn cũng không nên bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, nhất là khi mới từ ngoài trời nóng về. Việc chênh lệch nhiệt độ đột ngột có thể gây ra sốc nhiệt điều hòa. Bên cạnh đó, nhiệt độ phòng quá thấp, dưới 18 độ C có thể làm tổn thương họng và đường hô hấp của bạn, gây ra tình trạng khô, rát họng.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng là một trong những cách giúp nằm điều hòa không bị khô họng hiệu quả. Nếu bổ sung từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, uống làm nhiều lần, mỗi lần một ít để đáp ứng đủ nhu cầu nước của cơ thể thì bạn sẽ tránh được tình trạng mất nước quá độ trong phòng điều hòa, hạn chế tình trạng bị khô mũi, họng xảy ra.
Ngoài ra, bạn còn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe của mình và người thân khi dùng điều hòa, tránh được tình trạng bị khô họng như:
-
Chọn sử dụng điều hòa có chức năng thanh lọc không khí.
-
Ăn nhiều rau quả, bổ sung vitamin D, C, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe.
-
Thường xuyên vệ sinh phòng ở và bảo dưỡng điều hòa để tránh nấm mốc, vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển gây hại cho sức khỏe.
-
Chỉnh nhiệt độ điều hòa thích hợp, ổn định trong suốt thời gian sử dụng.
Trên đây,đã chia sẻ tới bạn các nguyên nhân và cách ngủ điều hòa không bị khô họng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng điều hòa hợp lý hơn và an toàn cho sức khỏe!
>> Xem thêm:
- Cách đo áp suất gas điều hòa & Bảng áp suất nạp ga điều hòa, máy lạnh
- 7 Ứng dụng điều khiển điều hòa bằng điện thoại
- Cách chuyển đổi từ độ F sang độ C ở điều khiển điều hòa, máy lạnh
META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!
Bạn đang xem: Chia sẻ: Cách nằm điều hòa, máy lạnh không bị khô họng
Chuyên mục: Điện lạnh
Các bài liên quan
- Máy lạnh tự vệ sinh: Có nên mua không?
- Máy lạnh không hiển thị nhiệt độ trên dàn lạnh sửa thế nào?
- Lỗi U8 điều hoà, máy lạnh Gree sửa thế nào?
- Lỗi L4 điều hòa Daikin do đâu và cách sửa
- Lỗi UA điều hòa Daikin: Nguyên nhân và cách sửa từ A đến Z
- Lỗi E5 điều hoà Casper: Nguyên nhân và cách sửa triệt để nhất