Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Hiểu về cấu tạo của tủ lạnh, nguyên lý hoạt động của tủ lạnh sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị này hiệu quả hơn. Hãy cùngtìm hiểu ngay những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Tủ lạnh là thiết bị gia dụng giúp bảo quản thức ăn rất quen thuộc với chúng ta hiện nay. Hiểu về cấu tạo của tủ lạnh, nguyên lý hoạt động của tủ lạnh sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị này hiệu quả hơn.

Cấu tạo của tủ lạnh

Các loại tủ lạnh hiện nay hầu hết đều bao gồm 4 bộ phận chính là dàn ngưng, máy nén (block), chất làm lạnh (gas), dàn bay hơi. Cụ thể, vai trò của từng bộ phận này như sau:

Dàn ngưng

Dàn ngưng là bộ phận thường được làm bằng sắt hoặc đồng, có cánh tản nhiệt. Bộ phận này làm nhiệm vụ thải nhiệt của môi chất lạnh ngưng tụ ra môi trường làm mát (là nước hoặc không khí).

Dàn ngưng là 1 bộ phận cấu tạo của tủ lạnh

Máy nén (block)

Block tủ lạnh hay máy nén tủ lạnh là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo tủ lạnh. Nó có vai trò quyết định chất lượng bảo quản thực phẩm.

Block tủ lạnh có nhiều loại như block dạng xoắn ốc, block dạng swing, block dạng piston… nhưng sử dụng nhiều nhất là block dạng piston. Thông thường, tủ lạnh sẽ được trang bị loại máy nén 1 hoặc 2 piston.

Máy nén là 1 bộ phận cấu tạo của tủ lạnh

Máy nén piston dùng cơ cấu quay tay thanh truyền biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của piston. Nhờ vậy, nó có thể hút hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp và nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ rồi đẩy vào dàn ngưng.

Chất làm lạnh (gas)

Môi chất tủ lạnh là chất lỏng dễ bay hơi được đặt trong tủ để tạo nhiệt độ lạnh. Người ta thường sử dụng Amoniac tinh khiết làm môi chất lạnh. Nhiệt độ bay hơi của chất này khoảng -27 độ C. Một số loại gas chuyên dụng cho tủ lạnh hiện nay như R134A, R600…

Chất làm lạnh là 1 bộ phận cấu tạo của tủ lạnh

Dàn bay hơi

Dàn bay hơi là bộ phận được lắp đặt sau ống mao hoặc van tiết lưu và phía trước máy nén trong hệ thống làm lạnh. Bộ phận này làm nhiệm vụ trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh và một bên là môi trường cần làm lạnh. Dàn bay hơi sẽ thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp.

Dàn bay hơi là 1 bộ phận cấu tạo của tủ lạnh

Một số bộ phận khác làm cấu tạo của tủ lạnh

Ngoài 4 bộ phận trên, tủ lạnh còn có các bộ phận khác như:

  • Quạt dàn lạnh: Có tác dụng thổi không khí xuyên qua dàn lạnh hoặc đưa khí lạnh lưu chuyển đều trong tủ.

  • Quạt dàn nóng: Giúp dàn nóng xả nhiệt nhanh chóng ra bên ngoài.

  • Bộ phận xả đá: Giúp làm giảm hiện tượng đóng tuyết ở dàn lạnh.

  • Van tiết lưu: Làm hạ áp cho môi chất lạnh (chuyển gas từ lỏng sang khí).

  • Mạch điều khiển: Điều khiển toàn bộ hoạt động của tủ trong quá trình làm lạnh.

  • Đường ống dẫn gas: Thường làm bằng đồng, có tác dụng dẫn gas lạnh.

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Tùy thuộc vào từng loại, từng thương hiệu mà tủ lạnh có những cách bố trí, nguyên lý làm lạnh khác nhau hoặc bổ sung thêm một số công nghệ đặc trưng. Tuy nhiên về cơ bản, nguyên lý làm việc của tủ lạnh tuân theo 4 bước như sơ đồ sau:

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

  • Bước 1: Tại block tủ lạnh (vị trí số 4 theo hình minh họa), môi chất lạnh sẽ được nén đến áp suất cao và nhiệt độ cao. Lúc này môi chất lạnh ở trạng thái thể khí.

  • Bước 2: Khi đã đi qua máy nén, môi chất tiếp tục được đẩy tới dàn nóng (vị trí số 1 trong sơ đồ). Tại đây sẽ diễn ra quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ: Môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao được không khí làm mát và ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp.

  • Bước 3: Sau khi kết thúc quá trình ngưng tụ, môi chất lỏng ở áp suất cao sẽ tiếp tục đi qua bộ phận giãn nở (vị trí số 3 - van tiết lưu). Dưới tác dụng của van tiết lưu, môi chất biến từ áp suất cao và nhiệt độ thấp thành áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

  • Bước 4: Sau khi đã đi qua van tiết lưu, môi chất lạnh sẽ nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ lạnh để hóa hơi. Trong quá trình hóa hơi này, môi chất sẽ thu nhiệt của không khí trong tủ lạnh và làm lạnh môi trường trong tủ lạnh. Khi đã hóa hơi xong thì môi chất lạnh (khí gas) sẽ trở về máy nén để tiếp tục một chu kỳ mới.

Trên đây,đã cùng bạn tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.

Bạn đang xem: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Chuyên mục: Điện lạnh

Chia sẻ bài viết