Cấu tạo kính hiển vi điện tử
Kính hiển vi là dụng cụ đầu tiên được nhắc đến khi cần quan sát và nghiên cứu những vật thể nhỏ. Hiện nay có nhiều loại kính hiển vi, trong đó kính hiển vi điện tử được sử dụng khá phổ biến. Vậy kính hiển vi điện tử là gì? Công dụng và cấu tạo kính hiển vi điện tử ra sao? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về kính hiển vi điện tử nhé.
Kính hiển vi điện tử là gì?
Như bạn đã biết, kính hiển vi là thiết bị dùng để quan sát những mẫu vật mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được bằng cách phóng đại vật.
Kính hiển vi điện tử là một loại kính hiển vi chuyên dùng để quan sát cấu trúc của các vật siêu nhỏ, hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng sóng điện tử được tăng tốc ở hiệu điện thế cao từ vài chục kV đến vài trăm kV để quan sát.
Đặc điểm của kính hiển vi điện tử
Kính hiển vi điện tử sử dụng một chùm electron thay vì ánh sáng để tạo ra một hình ảnh của mẫu vật (khác với kính hiển vi quang học quan sát bằng ánh sáng khả kiến). Nó có độ phân giải và phóng đại cao hơn nhiều so với kính hiển vi quang học (độ phóng đại của kính hiển vi điện tử thường từ 100000X đến 300000X), cho khả năng nhìn thấy nhiều vật thể nhỏ hơn một cách chi tiết hơn.
Thay vì dùng thấu kính thủy tinh, kính hiển vi điện tử sử dụng các loại thấu kính từ để hội tụ chùm điện tử. Chân không cần thiết cho sự vận hành kính, nên cả hệ được đặt trong buồng chân không cao. Kính hiển vi điện tử còn gọi là kính hiển vi kỹ thuật số vì có ứng dụng khoa học kỹ thuật số để quan sát mẫu vật rõ nét nhất. Do bước sóng điện tử nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng ánh sáng khả kiến nên việc sử dụng sóng điện tử thay cho sóng ánh sáng giúp kính hiển vi điện tử có độ phân giải cao hơn nhiều kính hiển vi quang học.
Các loại kính hiển vi điện tử
Có hai loại kính hiển vi điện tử phổ biến nhất hiện nay. Chúng được phân loại dựa vào cách thức tương tác của chùm điện tử với mẫu vật:
- Kính hiển vi điện tử truyền qua (có tên viết tắt là TEM).
- Kính hiển vi điện tử quét (viết tắt là SEM).
Trong đó, kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) sử dụng chùm điện tử chiếu xuyên qua vật. Kính hiển vi điện tử quét (SEM) sử dụng chùm điện tử quét trên vật.
Cấu tạo kính hiển vi điện tử
Như chúng tôi đã chia sẻ, kính hiển vi điện tử có 2 loại chính là TEM và SEM. Cấu tạo của hai loại kính hiển vi này không giống nhau hoàn toàn mà có khác biệt ít nhiều:
- Cấu tạo của kính hiển vi TEM: Gồm các bộ phận chính như cột kính (súng điện tử, tụ kính), hệ thống thấu kính tạo ảnh (vật kính, kính phóng, kính trung gian), buồng đặt mẫu, buồng quan sát, bộ phận ghi ảnh.
- Cấu tạo của SEM: Gồm các bộ phận chính như cột kính (súng điện tử, vật kính, tụ kính), buồng đặt mẫu, đầu dò tín hiệu điện tử.
Công dụng kính hiển vi điện tử
Công dụng của kính hiển vi điện tử cơ bản là dùng để nghiên cứu kỹ lưỡng một vật thể siêu nhỏ. Đặc biệt, kính hiển vi điện tử truyền qua là một trong những loại kính hiển vi có độ phân giải tốt nhất hiện nay tới cấp độ hạ nguyên tử. Nhờ tương tác giữa chùm điện tử với mẫu vật, kính hiển vi điện tử cho phép quan sát các cấu trúc điện từ của vật rắn, và mang đến nhiều phép phân tích hóa học có chất lượng rất cao.
Kính hiển vi điện tử thường được dùng trong nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, trường đại học, trung tâm công nghệ nano. Tại đây, cấu trúc của mẫu vật được quan sát rất chi tiết, từ đó cung cấp thông tin về chức năng của nó. Các kết quả từ các trung tâm nghiên cứu sau đó có thể được các cơ quan, tổ chức khác sử dụng.
Ngày nay, kính hiển vi điện tử là một thiết bị nghiên cứu quan trọng trong nghiên cứu công nghệ nano về khoa học sự sống và vật liệu. Đây cũng là thiết bị không thể thiếu trong lĩnh vực vi rút học. Thiết bị này cho phép quan sát được cấu trúc rõ nét nhất của hầu hết các loại vi rút gây bệnh, các đại phân tử như ADN, ARN…, từ đó quan sát sự tương tác giữa vi rút gây bệnh và tế bào vật chủ, góp phần nghiên cứu những tác nhân gây dịch bệnh truyền nhiễm.
Như vậy, kính hiển vi điện tử được sử dụng để nghiên cứu khoa học, sử dụng trong các ngành công nghiệp, trong khoa học pháp y, sinh học... với mục đích kiểm tra, nghiên cứu, phân tích.
>> Tham khảo:
- Kính hiển vi quang học là gì? Cấu tạo của kính hiển vi quang học
- Kính hiển vi sinh học là gì? Mua kính hiển vi sinh học ở đâu giá rẻ, chất lượng?
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về kính hiển vi điện tử như kính hiển vi điện tử là gì, cấu tạo kính hiển vi điện tử, công dụng của kính hiển vi điện tử. Hiện META.vn đang có bán các loại kính hiển vi điện tử, kính hiển vi quang học chất lượng đến từ những thương hiệu hàng đầu hiện nay như Optika... với giá bán cạnh tranh nhất.
Bạn đang xem: Cấu tạo kính hiển vi điện tử
Chuyên mục: Công cụ, dụng cụ
Các bài liên quan
- Máy cắt gạch giá bao nhiêu? Nên mua loại nào tốt?
- Giá máy phun sương nhà yến, máy tạo ẩm nhà yến cập nhật
- Giá máy phun sương mini 12V trên thị trường
- Máy phun sương quán cafe giá bao nhiêu, loại nào tốt?
- Máy bơm phun sương công nghiệp nào công suất lớn, tạo ẩm, dập bụi tốt?
- Nguyên lý hoạt động và cấu tạo máy phun sương