Câu “Nam tử hán không tóc thì quý như vàng", ý là gì?

Trong suốt chiều dài lịch sử, có biết bao câu chuyện ngụ ngôn được lưu truyền cho đến ngày nay. Đó không chỉ là sự phát triển của văn học cổ, mà còn là kết tinh của trí tuệ người xưa.

Người xưa cổ đại tin rằng tướng mặt có thể nhìn ra số phận của một người. Dần dần, các quan niệm này hình thành một lý thuyết hệ thống hoàn chỉnh, mà ngày nay chúng ta gọi là nhân tướng học.

Cau “Nam tu han khong toc thi quy nhu vang

Khi bàn về ngoại hình của một người, cổ nhân có câu: "Nam tử hán không tóc thì quý như vàng, nữ nhân ít tóc phú quý cả đời”, câu nói này có ý nghĩa ra sao? Hiểu theo nghĩa đen, câu này ám chỉ những người đàn ông và phụ nữ xuất thân từ những gia đình giàu có, nhìn chung rất ít tóc. Vậy tại sao tổ tiên lại nói như vậy?

Cau “Nam tu han khong toc thi quy nhu vang

Chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tiểu nông, người xưa sống cuộc sống tự cung tự cấp, đặc biệt là những người xuất thân từ những gia đình tương đối nghèo, có thể nói là trồng được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu, nếu không làm lụng vất vả thì có thể thậm chí không có thể ăn.

Câu nói: “Nam tử hán không tóc thì quý như vàng, nữ nhân ít tóc phú quý cả đời” đã ra đời trong một bối cảnh xã hội như vậy. Mục đích của người xưa tạo ra câu nói này, ngoài sự khao khát phú quý, họ còn thể hiện một thái độ lạc quan vui vẻ, coi nhẹ đau khổ, rất đáng để chúng ta học tập.

Cau “Nam tu han khong toc thi quy nhu vang

Sự lạc hậu của khoa học kỹ thuật cổ đại dẫn đến việc lao động bình thường đều do sức người đảm nhận, con người làm việc ngày qua ngày, cơ thể ngày càng cường tráng, tóc tai ngày càng xum xuê. Cũng chính vì vậy mà đàn ông tóc càng dày thì càng vất vả, điều này cũng cho thấy môi trường gia đình của anh ta càng khó khăn.

Cau “Nam tu han khong toc thi quy nhu vang

Tương tự như vậy, đàn ông con nhà giàu sang quyền quý thì không cần phải làm việc nắng gió nên tóc sẽ ngày càng mỏng đi, cho nên có câu “nam tử hán không tóc thì quý như vàng”. Nửa sau của câu nói “nữ nhân ít tóc phú quý cả đời” cũng mang ý nghĩa tương tự.

Thời cổ đại, mặc dù đàn ông là lực lượng sản xuất chính nhưng trong nhiều trường hợp họ cũng cần đến sự giúp đỡ của phụ nữ, nhiều phụ nữ xuất thân từ gia đình nghèo khó phải ra đồng làm ruộng. Cũng giống như đàn ông, sự vất vả cùng với nắng gió tác động, mái tóc của những người phụ nữ này ngày càng trở nên xum xuê. Vì vậy lúc bấy giờ người ta đánh giá cuộc đời của một người phụ nữ có hạnh phúc hay không bằng cách xem mái tóc của cô ấy có phát triển hay không. Con gái của những nhà giàu đó không cần phải ra đồng làm ruộng, da sẽ trắng hơn, tóc cũng tự nhiên rụng đi và thưa thớt rất nhiều, cho nên có câu “nữ nhân ít tóc phú quý cả đời”.

Theo Nguyễn Giang/Thuơng Hiệu và Pháp Luật

Bạn đang xem: Câu “Nam tử hán không tóc thì quý như vàng", ý là gì?

Chuyên mục: Phong thủy

Chia sẻ bài viết