Cắt mí, bọng mỡ mắt: Coi chừng biến chứng!
Nhiều chị em sau khi phẫu thuật cắt mí, bọng mỡ mắt về gặp tình trạng "dở khóc dở cười" khi cơ mắt cứng, không thể nhắm kín hoặc khi ngủ nhưng mắt không nhắm…
Từ tai nạn thẩm mỹ hoại tử mi vì bị
tiêm oxy già vào mắt, BS cảnh báo biến chứng khi làm đẹp giá
rẻ
Mặc dù cắt mí mắt chỉ là một phẫu thuật nhỏ và được thực hiện đơn
giản nhưng nếu không chọn đúng cơ sở và tuân thủ các nguyên tắc an
toàn, những tác động tiêu cực có thể xảy ra.
Mắt "con đậu, con bay" sau cắt mí
Thời gian qua, bệnh viện đã từng tiếp nhận một số trường hợp biến chứng sau phẫu thuật cắt mí, phẫu thuật bọng mỡ mắt. Bệnh nhân thường đến trong tình trạng 2 mí mắt không đều, mí mắt quá to (chiều cao mí mắt có thể lên đến 15 mm).
Thông thường, những trường hợp biến chứng trên phải chờ bệnh nhân sau 6 tháng ổn định mô vùng mí mắt, sau đó, bác sĩ mới có thể can thiệp phẫu thuật điều chỉnh lại hai mí mắt cho cân đối, hài hòa.
Điển hình, vừa qua, bệnh viện tiếp nhận nữ bệnh nhân 45 tuổi, quê Sóc Trăng, đến bệnh viện thăm khám trong tình trạng mắt nhìn lờ đờ, mở mắt khó, lúc nào cũng phải nhướng mắt. Người bệnh cho biết trước đó 2 tháng, chị có đến phòng khám tại địa phương để phẫu thuật cắt mí. Tuy nhiên, sau đó, mắt chị khó mở to, khe mắt hẹp, chiều cao nếp mí trên lên đến 15 mm trong khi bình thường chỉ từ 5-7 mm. Ca bệnh này không thể can thiệp ngay mà cần chờ một thời gian để ổn định vùng mí mắt.
Bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP HCM đang điều trị cho người bệnh bị
biến chứng sau thẩm mỹ tại bệnh viện. Ảnh: LAN ANH
Tạo hình mắt hai mí, hay còn gọi là cắt mắt hai mí, là phương pháp chỉnh sửa hình dáng mí mắt không được như ý. Bác sĩ sẽ loại bỏ bớt da dư, mỡ thừa mí trên, đồng thời tái tạo đường mí mới giúp mắt to, sinh động và phù hợp gương mặt.
Thông thường, chúng ta thực hiện cắt mắt hai mí khi mắt một mí, mắt mí lót; mí mắt hai bên không đều; nhiều nếp mí, da mỡ thừa mí trên do tuổi tác…
Đối với mỡ hốc mắt, đây là bộ phận có vai trò là mô đệm giữa nhãn cầu và cấu trúc xương cân cơ xung quanh ổ mắt, nằm sau vách ổ mắt và trước nâng mi. Mi trên có 2 túi mỡ nằm ở trung tâm và góc trong mắt. Bọng mỡ mắt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là ở người lớn tuổi, có dấu hiệu lão hóa.
Thực tế, đã có những trường hợp bị biến chứng sau cắt mí mắt như sốc thuốc tê, ngộ độc thuốc tê, máu tụ, bầm da quanh mắt, nhiễm khuẩn vết mổ, sẹo mi mắt, hai mí mắt không đều, mí mắt quá to, hốc mắt sâu, trợn mi, co rút mi, mắt nhắm không kín, sụp mí trên.
Tránh biến chứng sau phẫu thuật
Một số dấu hiệu cần chú ý sau phẫu thuật để tránh các biến chứng. Cụ thể như: Máu tụ, bầm da quanh mắt sau mổ, mi mắt sưng bụp, da bầm tím. Những trường hợp này bác sĩ sẽ cho đắp túi gel chườm lạnh, thuốc chống phù nề, tan máu bầm. Bên cạnh đó, tránh vận động mạnh, tập luyện thể dục thể thao, nằm đầu cao. Tình trạng này sẽ khỏi sau 2 tuần.
Nhiễm khuẩn vết mổ có thể xuất hiện sau mổ vài ngày, vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau. Để tránh biến chứng này, bệnh nhân phải thay băng vết thương hằng ngày, giữ khô vết mổ, uống thuốc kháng sinh.
Sẹo mi mắt, sau khi cắt chỉ, sẹo vết mổ đỏ, gồ lên, có dấu chân chỉ rõ. Để tránh biến chứng này, bệnh nhân phải vệ sinh vết mổ tốt, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh nắng giúp sẹo lành tốt.
Hai mí mắt không đều (do khâu đính mối chỉ da và sụn mi hai bên không cân xứng), mí mắt quá to (do đường rạch để tạo nếp mí mới quá cao so với chuẩn giải phẫu nếp mí bình thường là 5-7 mm). Sau mổ 7 ngày, khi mí mắt hết sưng, nếu mí mắt hai bên không đều hoặc mí mắt quá to thì bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tái khám sau 6 tháng để các mô vùng mí mắt ổn định, khi đó bác sĩ sẽ phẫu thuật điều chỉnh lại hai mí mắt cho cân đối, hài hòa.
Hốc mắt sâu (do lấy bọng mỡ quá nhiều) bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tái khám sau 6 tháng để các mô vùng mi mắt ổn định. Khi đó bác sĩ sẽ thực hiện cấy mỡ tự thân giúp hốc mắt đầy đặn, hài hòa.
Trợn mi (do khâu và xiết vào cơ nâng mi quá chặt), bác sĩ phải cắt bỏ chỉ khâu và khâu đính đúng vị trí da và sụn mi.
Mắt nhắm không kín (do lấy quá nhiều da) khiến bệnh nhân không thể khép hoàn toàn mí trên. Bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tái khám sau 6 tháng, nếu còn hở mi sẽ phẫu thuật ghép da. Trong thời gian này, cho bệnh nhân nhỏ nước mắt nhân tạo hằng ngày, đeo kính râm bảo vệ mắt.
Sụp mí trên (do tổn thương cơ nâng mi), bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám sau 6 tháng, nếu còn sụp mi sẽ phẫu thuật điều trị sụp mi.
Sau phẫu thuật cắt mí, bệnh nhân cần phải chăm sóc mắt, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc thích hợp. Trình độ chuyên môn của bác sĩ phẫu thuật tốt kết hợp với việc bệnh nhân bảo đảm các yếu tố trên thì hiệu quả của phẫu thuật sẽ duy trì lâu dài, có thể hơn 10 năm.
Tìm hiểu kỹ trước khi phẫu thuật
Khi thăm khám trước phẫu thuật, bệnh nhân cần khai rõ các thông tin liên quan đến tiền căn bệnh lý, tiền căn dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng.
Trước phẫu thuật, bệnh nhân cần hiểu rõ về phương pháp phẫu thuật, các nguy cơ và biến chứng có thể có. Đặc biệt, bệnh nhân phải nói rõ những mong muốn của mình về kết quả thẩm mỹ đạt được sau phẫu thuật, từ đó bác sĩ sẽ kết hợp giữa mong muốn của bệnh nhân và tiêu chuẩn y khoa để đạt được kết quả thẩm mỹ, đem đến sự hài lòng cho bệnh nhân.
Bạn đang xem: Cắt mí, bọng mỡ mắt: Coi chừng biến chứng!
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Uống 5 chén rượu mạnh, mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?
- 2 thực phẩm giúp người đàn ông giảm 30kg trong một năm và thoát bệnh gan nhiễm mỡ
- Mù mắt, hỏng gan vì uống rượu
- Loại củ đen sì là 'thần dược' ngừa ung thư ở Việt Nam, nơi nào cũng có
- 4 loại nước có vị ngọt tự nhiên nhưng hạ đường huyết tốt bất ngờ, đẩy lùi ung thư: Tận dụng ngay vì luôn sẵn ở chợ Việt
- Loại quả đầy chất bổ nhưng tối kỵ với người bệnh thận