Cặp vợ chồng ở TP.HCM đi xuyên Việt bằng xe bán tải

Trong 30 ngày, anh Trọng - chị Thương trải nghiệm sự thay đổi của thời tiết và cảnh đẹp từ Nam ra Bắc với tổng chi phí chuyến đi khoảng 45 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Trọng (35 tuổi) và chị Nguyễn Vĩnh Thủy Thương (32 tuổi) đều có đam mê du lịch.
Năm 2020, hai vợ chồng lên đường đi xuyên Việt nhưng đến Phú Yên phải quay về vì dịch. Tết năm nay, họ cũng chỉ tới Huế là trở lại để chị Thương đi làm.
Cuối tháng 4, chị Thương nghỉ việc. Anh Trọng cùng bà xã nhanh chóng lên kế hoạch đi xuyên Việt trong tháng 5.
Xuất phát từ TP.HCM, cặp đôi đi theo cung đường dọc biển miền Trung rồi về qua các tỉnh Tây Nguyên.
“30 ngày với nhiều trải nghiệm thú vị, được ngắm nhìn cảnh đẹp đất nước. Rất nhiều lần, vợ chồng tôi phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiên nhiên như cung đường biển nắng rực rỡ hay những con đèo ngoằn ngoèo ở Đông Bắc”, anh Trọng kể với Zing.
Cap vo chong o TP.HCM di xuyen Viet bang xe ban tai
Ấp ủ kế hoạch đi xuyên Việt từ 2 năm trước nhưng vợ chồng anh Trọng mới hoàn thành cách đây không lâu.
Chuẩn bị kỹ
Trước khi lên đường, anh Trọng đưa chiếc xe bán tải đi bảo dưỡng để đảm bảo an toàn. Anh cũng chuẩn bị vật dụng kèm theo như máy bơm hơi điện, bộ vít vá lốp, lốp sơ cua để đề phòng trục trặc.
Vì đi xe riêng, vợ chồng anh đem theo hành lý khá thoải mái, nhất là trang phục để check-in “sống ảo”. Tuy nhiên, chị Thương sắp xếp riêng quần áo diện đi biển hay lên núi để tiết kiệm thời gian khi tới nơi.
Các đồ sinh hoạt hàng ngày được bỏ vào túi nhỏ gọn, dễ xách. Cách khoảng 3-4 ngày, hai người sẽ gom đồ đi giặt ủi một lần.
Bên cạnh quần áo, anh Trọng và chị Thương mang theo đồ ăn vặt như bánh ngọt, thực phẩm khô để lót dạ khi đói. Họ mua bình nước lọc 5 lít, thêm chanh muối và bò húc uống kèm.
Hai người cũng chuẩn bị các loại thuốc cơ bản như hạ sốt, cảm, đau bụng và các loại vitamin tổng hợp để uống hàng ngày.
Ngoài ra, anh Trọng đưa nhiều thiết bị ghi hình và lưu trữ theo để lưu lại kỷ niệm trên đường đi.
Cap vo chong o TP.HCM di xuyen Viet bang xe ban tai-Hinh-2
Cap vo chong o TP.HCM di xuyen Viet bang xe ban tai-Hinh-3
Cap vo chong o TP.HCM di xuyen Viet bang xe ban tai-Hinh-4
Cap vo chong o TP.HCM di xuyen Viet bang xe ban tai-Hinh-5
Anh Trọng - chị Thương chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến xuyên Việt đầu tiên của hai vợ chồng.
Để chuyến đi suôn sẻ, đôi vợ chồng lên kế hoạch mỗi ngày chạy khoảng 150-300 km tùy điểm đến, cũng như dừng lại và tham quan ở đâu.
Trước hành trình 2-3 tuần, chị Thương tham gia nhiều hội nhóm du lịch để tham khảo các điểm check-in “sống ảo”, quán ăn giá cả hợp lý và chọn lọc cho phù hợp với lịch trình.
Do xê dịch dài ngày, anh Trọng và chị Thương ưu tiên chỗ ngủ thoải mái để nghỉ ngơi lấy sức đi chơi. Hai người đa phần dừng chân tại các tỉnh, thành phố lớn hoặc điểm du lịch nên việc đặt khách sạn, homestay không quá khó khăn.
Để thuận tiện khi đi ôtô, anh Trọng dán thu phí tự động vừa hạn chế tiếp xúc, vừa nhanh gọn. Về thời tiết, họ đều xem dự báo để có sự chuẩn bị tốt nhất.
“Khi đi 3-4 ngày giữa cái nắng chói chang của miền Trung, vợ chồng tôi xem dự báo thấy miền Bắc đón đợt không khí lạnh trái mùa. Ra đến Hà Nội dự định đi Hà Giang, Cao Bằng thì trên đó lại mưa và sạt lở nên ở lại chơi thêm 1-2 hôm. Tới khi xem dự báo trời nắng, chúng tôi mới xuất phát”.
Anh Trọng cũng lưu ý việc xem bản đồ trên điện thoại vì không phải khi nào cũng chuẩn xác. Theo anh, hỏi người dân địa phương là cách để có chỉ dẫn đúng nhất.
Cap vo chong o TP.HCM di xuyen Viet bang xe ban tai-Hinh-6
Cap vo chong o TP.HCM di xuyen Viet bang xe ban tai-Hinh-7
Cap vo chong o TP.HCM di xuyen Viet bang xe ban tai-Hinh-8
Anh Trọng và chị Thương ưu tiên ăn, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe trong chuyến đi dài.
Tinh thần thoải mái
Lên đường xuyên Việt với tâm trạng thoải mái nên dù nhiều lần bất đồng quan điểm, anh Trọng và chị Thương vẫn vui vẻ, không giận dỗi.
Suốt hành trình, đôi vợ chồng cảm nhận được sự may mắn về cả thời tiết và sức khỏe.
“Những ngày vợ chồng tôi đi chơi đều trúng vào hôm nắng đẹp. Ra Hà Nội vào đợt không khí lạnh trái mùa nhưng không mưa lớn nên chúng tôi có cơ hội dạo phố dưới tiết trời mát mẻ đầu hè. Ở Hạ Long, chuyến tham quan các vịnh, đảo cũng thuận lợi. Lên Đông Bắc thì cả 4 ngày đều nắng trong xanh hoặc âm u nhưng không mưa”, anh kể.
Với anh Trọng, Núi Mắt Thần (Núi Thủng) ở Cao Bằng là điểm đến anh mong chờ nhất. Tại đây, vợ chồng anh cắm trại qua đêm để tận hưởng cảm giác thư giãn giữa thảo nguyên trong lành và yên bình.
Bốn ngày ở Đông Bắc với phong cảnh núi non hùng vĩ cũng như các cung đường đèo uốn lượn cũng để lại cho anh Trọng nhiều ấn tượng. Lần này, vợ chồng anh không đi cung Tây Bắc nên hẹn dịp gần nhất sẽ lên trải nghiệm.
Cap vo chong o TP.HCM di xuyen Viet bang xe ban tai-Hinh-9
Cap vo chong o TP.HCM di xuyen Viet bang xe ban tai-Hinh-10
Cap vo chong o TP.HCM di xuyen Viet bang xe ban tai-Hinh-11
Cap vo chong o TP.HCM di xuyen Viet bang xe ban tai-Hinh-12
Chuyến đi của vợ chồng anh Trọng có chi phí khoảng 45 triệu đồng.
Để đảm bảo sức khỏe khi đi liên tục 30 ngày, ngoài cân đối số km mỗi ngày và ăn, ngủ đủ giấc, anh Trọng - chị Thương phân chia công việc như chồng tập trung lái xe, vợ tham khảo các điểm tham quan.
Về chi phí, anh Trọng cho biết tổng số tiền cho chuyến đi khoảng 45 triệu đồng. Trong đó, ăn uống hơn 15 triệu đồng, lưu trú 11 triệu đồng, xăng dầu khoảng 14,6 triệu đồng, phí cầu đường hơn 2 triệu đồng…
Trên đường đi, vợ chồng anh Trọng ghé về quê vợ 3 ngày, cũng như được bạn bè mời ăn uống nhiều nên phần nào tiết kiệm chi phí.
“Chuyến đi 30 ngày có thể chưa trọn vẹn vì không đủ thời gian để tham quan tất cả cảnh đẹp của Việt Nam. Tuy nhiên, vợ chồng tôi không có gì tiếc nuối vì đi với tinh thần thoải mái. Một hành trình thành công nhất là đi đến nơi, về đến chốn”, anh nói.
Trong thời gian tới, anh Trọng tiếp tục tìm hiểu thêm nhiều cung đường và cách thức xê dịch để có thể lên đường trải nghiệm ngay khi có cơ hội.

Theo Thiên Nhi/Zing

Bạn đang xem: Cặp vợ chồng ở TP.HCM đi xuyên Việt bằng xe bán tải

Chuyên mục: Du lịch

Chia sẻ bài viết